Hotline 24/7
08983-08983

Đau đầu có thể là biểu hiện của tăng áp lực nội nhãn

Đau đầu là triệu chứng có mặt trong hàng trăm căn bệnh. Muốn chẩn đoán đúng tất nhiên không đơn giản vì thầy thuốc phải "gỡ mối tơ vò".

Khâu định bệnh chắc chắn càng dễ sai sót hơn nữa nếu thầy thuốc chẩn đoán với định kiến: đau đầu do tăng áp lực nội nhãn nhưng bị điều trị như hậu quả của viêm xoang, của thoái hoá cột sống cổ… là một thí dụ điển hình.

Đau đầu có thể là biểu hiện của tăng áp lực nội nhãn.

Đau đầu có thể là biểu hiện của tăng áp lực nội nhãn.

Chữa bệnh mà không khỏi bệnh

Dữ liệu thống kê thực hiện cuối năm 2010 với 100 bệnh nhân ở TPHCM trong độ tuổi từ 25 đến 40, làm việc trong văn phòng và đang khổ tâm vì đau đầu với tần suất không dưới 10 ngày trong tháng.

Kết quả cho thấy 60% trong số đó đã được chẩn đoán là viêm xoang vì đến khoa tai mũi họng, khoảng 30% có dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ vì đến khoa chấn thương chỉnh hình, và 10% còn lại vì đau đầu gọi là do rối loạn vận mạch sau khi đến gặp thầy thuốc ở khoa nội thần kinh.

Đáng nói hơn nữa là không đến 20% trong số bệnh nhân hài lòng với hiệu quả điều trị dù là "được" điều trị nhiều tháng, có người thậm chí cả năm, với thuốc đặc hiệu hàng ngoại. Điều đó cho thấy phải có điều gì vướng mắc trong khâu chẩn đoán vì thế mới dẫn đến tình trạng chữa mãi không khỏi.

Một phần nguyên nhân là do:

Không đối tượng nào được chuyển sang chuyên khoa khác sau thời gian dài chữa chạy nhưng không hiệu quả.

80% bệnh nhân nhận toa thuốc y như cũ mặc dầu dấu hiệu bệnh lý không cải thiện.

60% bệnh nhân được định bệnh khẳng định mặc dầu thầy thuốc chưa thực hiện đầy đủ chẩn đoán cận lâm sàng.

Nói cách khác, đa số bệnh nhân được điều trị liên tục theo chẩn đoán ban đầu mặc dầu chẩn đoán đó là do bệnh nhân chủ động tìm đến chuyên khoa theo định kiến của… người bệnh.

Đừng quên khám mắt khi đau đầu

Điểm nổi bật khi đánh giá công trình nghiên cứu là không ai trong số người đau đầu đã được khám mắt, mặc dầu hơn một phần ba trong số họ đã ghi nhận mối liên hệ giữa tần suất cơn đau đầu với tình trạng tập trung điều tiết của cặp mắt, chẳng hạn khi ngồi quá lâu trước máy vi tính, đọc sách chữ quá nhỏ… Ít ai ngờ là tối thiểu 50% số đối tượng đau đầu bị tăng áp lực nội nhãn sau khi được khám mắt với thầy thuốc chuyên khoa.

90% trong nhóm có vấn đề với thần kinh thị giác hay giảm đau đầu thấy rõ sau khi nhãn áp trở lại bình thường nhờ dùng thuốc đặc hiệu, nghĩa là không cần dùng thuốc trị đau đầu.

Thực trạng này càng rõ nét hơn nữa nếu nạn nhân được điều trị kết hợp với châm cứu cũng như được hướng dẩn về cách ấn huyệt hạ nhãn áp trong giờ nghỉ giải lao, với hai phương pháp không cần dùng thuốc nên an toàn hơn cho người bệnh.

AloBacsi.vn
Theo BS Lương Lễ Hoàng- Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X