Hotline 24/7
08983-08983

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nên uống thuốc gì?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu hiện đang mang thai tháng thứ 7 mà bị đau dạ dày, trước đây cháu đã từng nội soi dạ dày được BS kết luận là viêm niêm sung huyết mạc. Xin hỏi cháu có thể uống thuốc gì được ạ? Cháu xin cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau dạ dày khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau dạ dày khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối thai phụ nên:

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa chính như trước. Ăn chậm, nhai kỹ, không nên để quá đói.

Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm dễ tiêu nhưng vẫn giàu giá trị dinh dưỡng như trứng, sữa, cơm, cháo,…

- Mẹ bầu cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

- Nên thể dục, vận động nhẹ nhàng

- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

- Không ăn quá no, ăn quá nhanh, không nên vừa ăn vừa vận động

- Không ăn đồ đông lạnh hoặc quá nóng, không ăn đồ tái sống, không ăn thức ăn chua cay, không uống rượu bia.

- Không được thức khuya, không làm việc quá sức

- Không lo lắng quá dẫn đến căng thẳng, trầm cảm.

Nếu vẫn còn khó chịu ở dạ dày nhiều cần điều trị thuốc, thai phụ phải khám BS Sản khoa, tùy mức độ khó chịu ở dạ dày ra sao mà BS sẽ kê thuốc an toàn và phù hợp cho em, phải có toa làm bằng chứng chứ BS không được phép chỉ định thuốc qua kênh truyền thông, đây là luật của Bộ Y tế hiện hành để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau dạ dày khi mang thang 3 tháng cuối có tác động nhiều tới chế độ ăn uống của mẹ. Nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, kích thước thai nhi ngày càng phát triển sẽ chèn ép khiến thể tích dạ dày thu nhỏ hơn. Vì vậy mà những mẹ bầu bị đau dạ dày thường gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài ra, đau dạ dày còn ảnh hưởng tới khẩu vị ăn của mẹ, khiến mẹ bầu dễ chán ăn. Điều này liên quan trực tiếp tới lượng dinh dưỡng mà mẹ bầu hấp thu vào trong cơ thể rồi truyền sang thai nhi. Nếu tình trạng chán ăn, kén ăn kéo dài, thai nhi có thể bị chậm phát triển, nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ.

Với những người bản thân trước đó đã mắc bệnh thì việc căn bệnh xuất hiện khi mang thai cũng là điều dễ hiểu. Song với một số người, đau dạ dày lại bắt đầu xuất hiện từ khi mang thai. Điều này được giải thích là do, quá trình mang thai cùng với sự thay đổi của cơ thể, chế độ ăn uống và đặc biệt là quá trình thai nghén, một số chị em gặp tình trạng buồn nôn, nôn với tần suất cao.

Đây là những dấu hiệu gặp ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, đến khi hết giai đoạn thai nghén, khi thai nhi phát triển, phần tử cung sẽ bắt đầu to dần lên, từ đó làm thay đổi vị trí của dạ dày khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, thức ăn ứ đọng lại và căn bệnh đau dạ dày xuất hiện.

Với trường hợp còn khó chịu, bà bầu nhất định phải đi thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc thích hợp.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X