Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng và tiêu chảy, có phải rối loạn tiêu hóa?

Câu hỏi

2 ngày nay con bị đau bụng và luôn đi ngoài tiêu chảy. Cứ cách 1 tiếng là bị đau thắt bụng và phải đi ngoài. Lúc trước con xét nghiệm tổng quát ở bệnh viện thì có bị chuẩn đoán bị gan. Xin hỏi giờ con bị rối loạn tiêu hoá hay bị gì? Và con nên đến phòng khám nào ạ?

Trả lời
Bị tiêu chảy kèm đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị tiêu chảy kèm đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau bụng kèm với tiêu chảy thường gặp nhất là do nguyên nhân nhiễm trùng tiêu hoá. Bệnh lý gan không gây ra triệu chứng tương tự. Nếu tiêu chảy với tần suất cách 1 tiếng đi ngoài 1 lần dễ dẫn đến mất nước nặng, gây nguy hiểm.

Do đó bạn nên tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt để tìm nguyên nhân và điều trị bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhiễm trùng đường ruột (hay còn gọi là tiêu chảy nhiễm trùng) là một bệnh phổ biến hầu như ai cũng mắc phải vài lần trong đời. Bệnh thường có biểu hiện là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhày nhớt liên lục trong một vài ngày, cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng của kiết lỵ.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.

Các mầm bệnh - Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.

Nước bị ô nhiễm - Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.

Vệ sinh kém - Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bạn cần rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột không cần điều trị và bệnh nhân sẽ khỏe lại. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng trong một vài ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có thể ở nhà và duy trì một chế độ tương đối bình thường. Trẻ em đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, bệnh nhân phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy vì nó có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn.

Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nằm viện, vì vậy bệnh nhân có thể phải truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác. Trong hầu hết các trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần, mặc dù có thể mất vài tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.

Thực hiện vệ sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột, bao gồm rửa tay thường xuyên và cẩn thận, đặc biệt là sau khi thay tã, đi vệ sinh và trước khi xử lý thức ăn hoặc ăn.

Nhiễm trùng đường ruột nếu nhẹ thì có thể tự cầm tiêu chảy sau một ngày, bạn chỉ cần nghỉ ngơi và uống bù thật nhiều nước có chứa điện giải như nước biển khô, dung dịch muối đường.

Trong những trường hợp bạn hoặc trẻ em nôn ói không thể ăn uống được, tiêu chảy phân nước nhiều, phân nhày máu, sốt cao hoặc rất mệt mỏi thì bạn cần phải đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời bồi hoàn nước và điện giải bằng các dung dịch truyền tĩnh mạch và dùng thuốc kháng sinh nếu cần.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X