Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng sau khi ăn sáng, không sốt, bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị đau bụng từ sáng thứ 4 (6/6), từ lúc ngủ dậy đã thấy đau. Ăn sáng xong thì thấy đau hơn, đi ngoài 2 lần, phân lỏng. Đến chiều thấy đỡ đau. Từ hôm qua đến nay không thấy đi ngoài nữa, không sốt. Hôm nay thấy đỡ đau hơn. Xin BS cho hỏi em bị bệnh gì? Có nên uống thuốc tẩy giun không? Hơn 2 năm nay em không tẩy giun.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau bụng là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý, từ bệnh thông thường như nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày cho tới các bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột thừa, thuyên tắc mạc treo, tắc ruột cấp…

Để khu trú nguyên nhân, cần phải biết rõ chính xác vị trí đau, tính chất đau, hướng lan, thời gian đau, mức độ đau và thực hiện các nghiệm pháp thăm khám chuyên môn. Do đó nếu hiện tại vẫn còn đau bụng, em nên nhờ ba mẹ đưa tới BV để khám, sáng thứ 6 phòng khám các BV đa khoa vẫn còn làm việc.

BS sẽ kiểm tra và chỉ định siêu âm hoặc nội soi chẩn đoán khi cần, từ đó đưa ra nguyên nhân đau bụng và kê toa điều trị đúng bệnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau bụng là cảm giác đau hoặc khó chịu ở phần bụng dưới xương sườn và trên xương chậu. Bệnh xuất phát từ các cơ quan trong bụng hoặc các cơ quan nằm bên cạnh bụng. Đau là do các cơ quan viêm, căng giãn hoặc do mất máu cung cấp cho cơ quan.

Nói chung, mọi người đều từng trải qua cơn đau bụng ít nhất một lần trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các nguyên nhân có vẻ không nghiêm trọng và có thể được chẩn đoán và điều trị được. Trong một số trường hợp, cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu hoặc triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng. Điều cần thiết là nhận ra những dấu hiệu, triệu chứng nghiêm trọng và gọi cho bác sĩ ngay.

Trên thực tế phương pháp điều trị đau bụng thích hợp sẽ được xác định tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các phương pháp điều trị có thể là thuốc điều trị viêm, GERD hoặc loét, kháng sinh cho các nhiễm trùng, đến những thay đổi trong hành vi cá nhân đối với đau bụng do một số loại thực phẩm hoặc đồ uống.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như viêm ruột thừa và thoát vị cần thiết phải phẫu thuật.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Chia ra nhiều bữa nhỏ
- Uống một lượng nhỏ baking soda;
- Dùng nước chanh;
- Bắt đầu một chế độ ăn uống BRAT (chuối, gạo, táo và bánh mì nướng) trong một ngày hoặc nhiều hơn để làm giảm triệu chứng;
- Ngừng hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu.
- Nên uống: Gừng; Bạc hà; Can thảo; Trà hoa cúc.

Đau bụng là một triệu chứng phổ biến và có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý, cả bệnh nội khoa lẫn ngoại khoa. Tuy mỗi bệnh thể hiện những đặc điểm đau bụng khác nhau nhưng nhiều khi rất khó để chẩn đoán bệnh chính xác vì các đặc điểm có thể không điển hình. Do đó, khi bạn bị đau bụng dữ dội, tăng dần theo thời gian, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, ói, trướng bụng, tiểu buốt, xuất huyết âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ ngay để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí. Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn bị đau bụng cấp do các bệnh ngoại khoa cần phẫu thuật như viêm ruột thừa, thủng ruột, tắc ruột… Nếu không kịp xử lý kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X