Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng dưới ở nữ giới báo hiệu điều gì? (2)

Ngoài vấn đề kỳ kinh, đau bụng dưới có thể là biểu hiện của các bệnh ở vùng xương chậu, viêm màng trong dạ con hay tổn thương "vùng kín" mãn tính.

Bệnh viêm vùng chậu


Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lây qua đường tình dục là viêm vùng chậu hoặc viêm hệ sinh sản. Những viêm nhiễm này có thể gây tổn thương vĩnh viễn tử cung, buồng trứng, và ống dẫn trứng. Trong thực tế, đó là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở phụ nữ.

Các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường và đau trong khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.

Bệnh sa các cơ quan trong vùng chậu


Nhiều phụ nữ sẽ có hiện tượng sa một số cơ quan trong vùng chậu do tuổi tác. Đó là khi một cơ quan như bàng quang hay tử cung rơi xuống một vị trí thấp hơn. Nó thường không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu.

Các biểu hiện phổ biến nhất là áp lực đối với các thành âm đạo, cảm giác đầy ở bụng dưới, khó chịu ở háng hoặc thắt lưng và đau đớn khi quan hệ tình dục.

Có nhiều lựa chọn trong điều trị, từ các bài tập đặc biệt đến phẫu thuật.

Hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu


Chứng giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân (thường gặp ở vùng đùi) và đôi khi chúng có thể phát triển ở vùng xương chậu. Máu dồn về các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho chúng “nở” ra và đau đớn. Điều này được gọi là hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu. Cơn đau có xu hướng nặng hơn khi ngồi hoặc đứng.

Nằm xuống sẽ giúp giảm đau và cần có sự can thiệp nội khoa trong điều trị hội chứng tắc tĩnh mạch vùng chậu.

Đau vùng chậu mãn tính

Đau vùng chậu mãn tính là tình trạng đau bụng dưới kéo dài ít nhất 6 tháng. Bệnh có thể nghiêm trọng tới mức gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc và các mối quan hệ.

Bước đầu tiên để trở về cuộc sống bình thường là đi khám bác sĩ. Việc điều trị không phải là dễ do nguyên nhân gây đau này đến nay vẫn là 1 bí ẩn. Tuy nhiên, ít nhất bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Viêm màng trong dạ con


Trong một số phụ nữ, nội mạc tử cung phát triển các mô bên ngoài tử cung. Tăng trưởng có thể hình thành trên buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột, và các bộ phận khác của cơ thể. Khi nó đến đủ giai đoạn, những màng trong dạ con này sẽ vỡ ra, tạo thành sẹo. Những sẹo này sẽ gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Có những cách để điều trị bệnh này nhưng không thể chữa khỏi.

Tổn thương âm hộ mạn tính


Tổn thương âm hộ mạn tính là dạng đau không có nguyên nhân và không phải do viêm nhiễm. Đau âm hộ thường ảnh hưởng tới vùng quanh âm đạo. Nó có thể gây đau liên tục hoặc định kỳ với cảm giác như bị bỏng, châm chích hay cảm giác như bị giằng xé.

Đi xe đạp hoặc quan hệ tình dục có thể làm cho cơn đau nặng hơn. Tổn thương này được xác định sau khi bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau âm hộ.

Lựa chọn điều trị có thể là dùng thuốc hay liệu pháp vật lý trị liệu.

Theo Dân trí/ WebMD


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X