Hotline 24/7
08983-08983

Đau 2 bên hố chậu, khó đi ngoài, dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Chào BS, Em gái của em đau bụng dưới rốn, đau 2 bên hố chậu, khó đi ngoài, hay bị táo bón, 3-5 ngày mới đi ngoài 1 lần, hôm nay bị đau quặn bụng, giờ đỡ đau nhưng vẫn còn âm ỉ. Em muốn biết là em ấy đang bị gì? Có phòng khám hay BV nào khám ban đêm mà uy tín, vì em đang đi học quân sự, ban đêm mới ra ngoài được. Em cảm ơn nhiều.

Trả lời
Đau bụng dưới rốn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng dưới rốn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau bụng vùng hố chậu 2 bên có nhiều nguyên nhân. Táo bón có thể là nguyên nhân dẫn tới đau bụng hỗ chậu thường gặp ở người trẻ, nhưng bệnh lý tại hố chậu cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới táo bón. Cần thăm khám trực tiếp và một số xét nghiệm bổ sung thì mới có thể kết luận được nguyên nhân là do đâu.

Nếu ở TPHCM, em nên đưa em gái tới khám tại phòng khám ngoài giờ các BV có chuyên khoa Tiêu hoá như Gia Định (buổi tối), 115, BVĐHYD (thứ 7).

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.

Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác.

Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng.

Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm:

- Khó thải phân, phân khô hay cứng;
- Bụng trướng;
- Đau bụng;
- Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện;
- Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện.

Một thói quen sống lành mạnh là liều thuốc tốt nhất cho bệnh táo bón. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón:

- Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn, như là trái cây, rau củ và cả ngũ cốc;
- Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết ấm;
- Tránh những thuốc không kê đơn như là thuốc chống dị ứng có thể gây ra táo bón.

Táo bón có thể dẫn đến những hậu quả “khó chịu” khác như nứt hậu môn, trĩ. Và những bệnh này có thể làm bạn đau đớn khi đi tiêu. Ở trẻ em, táo bón thể hiện ở việc trẻ sợ đi tiêu và từ chối đi bộ, nếu càng nhịn tiêu thì phân càng cứng và lần sau đi sẽ càng đau đớn hơn. Người táo bón, song song với việc thay đổi chế độ ăn, nên tập thói quen đi tiêu đúng giờ hàng ngày, lựa chọn thời gian thoải mái nhất để dành cho việc này sẽ dần dần khắc phục được bệnh táo bón.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X