Hotline 24/7
08983-08983

Đặt stent mạch vành nên ăn gì, không ăn gì để ngăn tái tắc hẹp?

Sau đặt stent mạch vành, nhiều người nghĩ bệnh đã khỏi nên dễ xao lãng trong chế độ ăn. Thế nhưng, việc ăn uống không khoa học có thể khiến mạch vành bị tắc hẹp trở lại và gây giảm tuổi thọ của stent. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý chi tiết những thực phẩm người bệnh đặt stent mạch vành nên ăn và không nên ăn giúp bạn giảm rủi ro này.

Sau đặt stent mạch vành, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn

Đặt stent mạch vành là một trong những giải pháp hữu hiệu để điều trị bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim. Bình thường, lòng động mạch vành trơn nhẵn giúp máu lưu thông dễ dàng đến tim. Thế nhưng khi nồng độ cholesterol máu, đặc biệt là LDL - cholesterol tăng cao, chúng có thể lắng đọng trong thành mạch, làm hình thành mảng xơ vữa và khiến động mạch vành bị tắc nghẽn.

Việc đặt stent sẽ giúp nới rộng lòng động mạch, từ đó giúp phục hồi lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim. Thế nhưng, phương pháp này không giúp triệt tiêu tận gốc nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa vẫn có thể hình thành tại nhiều vị trí khác trong lòng mạch, thậm chí ngay tại nơi đã đặt stent nếu cholesterol máu tăng cao. Trong khi đó nguồn tạo ra cholesterol máu lại chủ yếu đến từ chính chế độ ăn hàng ngày. Đây là lý do tại sao dù chưa đặt stent hay đã đặt stent, người bệnh vẫn cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh để giảm nguy cơ tắc hẹp.

Người đặt stent mạch vành nên ăn gì?

Sau can thiệp đặt stent, người bệnh mạch vành nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, các loại chất béo có lợi và hạn chế muối. Những thực phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ tái tắc hẹp sau phẫu thuật và cải thiện tuần hoàn mạch vành.

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa sẽ giúp tăng nồng độ cholesterol tốt HDL và giảm nồng độ cholesterol xấu LDL, từ đó ngăn ngừa sự hình thành của mảng xơ vữa. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại chất béo này trong dầu thực vật (dầu ô liu, hướng dương, dầu cải…) hoặc từ các loại hạt, quả bơ, cá. Tuy nhiên, bạn nên dùng dưới dạng nguyên chất, luộc, hấp thay vì chiên rán. Bởi khi chiên rán ở nhiệt độ cao hoặc trong thời gian dài, chất béo không bão hòa có thể chuyển thành chất béo chuyển hóa - dạng chất béo có thể làm tăng cholesterol máu.

Thực phẩm giàu protein tốt: Điển hình như cá, các loại hạt và các loại đậu…. Mỗi tuần nên ăn 2 bữa cá bởi thực phẩm này có chứa rất nhiều omega-3 có lợi cho tim. Với các thực phẩm giàu đạm khác như thịt đỏ hay thịt gia cầm, bạn nên ăn phần nạc, bỏ da để tránh làm tăng cholesterol và làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch vành.

Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và vitamin: Các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như các loại đậu đỗ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, rau xanh, trái cây tươi… sẽ giúp giảm cholesterol máu và giảm xơ vữa mạch. Trong khi đó, thực phẩm giàu vitamin như táo, cam, cà rốt lại giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định thành mạch máu, từ đó hạn chế tiến triển của mảng xơ vữa. Sau đặt stent, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn đan xen với các thực phẩm chứa chất béo và chất đạm có lợi.

Ngoài ra, trong những ngày đầu sau đặt stent, bạn nên uống nhiều nước để giúp đào thải chất cản quang ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Trừ trường hợp bị suy tim nặng, bạn cần hỏi bác sĩ về lượng nước mà mình có thể uống mỗi ngày. Bởi với bệnh này, uống nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng lên tim, khiến tình trạng phù trở nên trầm trọng hơn.
Cá rất tốt người bệnh sau đặt stent mạch vành

Người đặt stent mạch vành không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho tim mạch, người đặt stent mạch vành không nên ăn những thực phẩm làm cho tình trạng xơ vữa mạch trở nên trầm trọng hơn hoặc những thực phẩm ảnh hưởng đến  tác dụng của các thuốc đi kèm sau đặt stent. Những thực phẩm này bao gồm:

Muối ăn: Việc ăn quá nhiều muối sẽ gây giữ nước và làm tăng huyết áp. Hậu quả là làm tăng gánh nặng cho tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. Bệnh nhân tim mạch nhất là bệnh mạch vành cần tập thói quen ăn nhạt, hạn chế muối trong khẩu phần ăn, tránh các thực phẩm chứa nhiều muối natri như đồ ăn nhanh, dưa muối, các món mắm, mì ăn liền, mì chính… Các chuyên gia tim mạch khuyên người bệnh sau đặt stent không nên dùng quá 5g muối (khoảng 1 thìa cà phê) khi chế biến món ăn mỗi ngày.

Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa: Những người đã đặt stent nên giảm lượng chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Bởi chúng có thể làm tăng cholesterol máu, từ đó tăng nguy cơ xơ vữa mạch vành và khiến stent bị tái tắc hẹp trở lại. Các loại thực phẩm chế biến, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, da của các loại gia cầm, bơ (kể cả bơ thực vật)… đều chứa rất nhiều những loại chất béo này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh sử dụng nhiều các sản phẩm từ sữa nguyên kem, lòng đỏ trứng…

Thực phẩm có quá nhiều đường: Mặc dù không trực tiếp làm tăng nguy cơ tái tắc hẹp stent nhưng các loại bánh, kẹo, mứt, siro, nước ngọt, nước ép trái cây… nhiều đường có thể dẫn tới tăng đường huyết. Khi đường huyết tăng cao, một lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành năng lượng và tích trữ lại dưới dạng mỡ. Điều này tiềm ẩn rủi ro làm tăng mỡ máu, gây giảm hiệu quả sau đặt stent. Nếu bạn đã đặt stent, bạn cũng nên hạn chế nhóm thực phẩm này.

Các loại thực phẩm chứa chất kích thích: Các đồ uống có gas, thức uống chứa caffeine hoặc các chất kích thích đều có thể làm tăng nhịp tim. Điều này không có lợi cho người bệnh mạch vành. Đặc biệt, thuốc lá có thể gây co thắt vành và khiến tình trạng xơ vữa mạch máu trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe, bạn nên loại bỏ các thực phẩm, thói quen này ra khỏi cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh đặt stent mạch vành không nên ăn thức ăn nhanh, mỡ nội tạng động vật

Ngoài những thực phẩm kể trên, có một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc điều trị thường dùng sau đặt stent. Ví dụ như thực phẩm giàu vitamin K (rau cải, bông cải xanh, cần tây…) có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông. Hay nước bưởi chùm có thể gây tăng độc tính của thuốc hạ mỡ máu nhóm statin. Nếu sau đặt stent, bạn được kê đơn các thuốc này, bạn cũng cần hạn chế những nhóm thực phẩm được nêu tên.

Một số lưu ý khác về tập luyện cho người bệnh sau đặt stent

Vai trò của chế độ ăn với hiệu quả điều trị sau đặt stent là không thể phủ nhận. Nhưng ngoài chế độ ăn, người bệnh đặt stent mạch vành vẫn cần phải chú ý đến việc tập luyện. Nghiên cứu cho thấy tập luyện một cách khoa học sẽ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ xơ vữa mạch vành, kiểm soát huyết áp và mỡ máu hiệu quả.

Đặc biệt, tập thể dục bằng cách đi bộ thường xuyên còn có thể phát triển tuần hoàn bàng hệ. Điều này rất có lợi với người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Bởi tuần hoàn bàng hệ là những mạch máu nhỏ được hình thành ngay dưới vị trí mạch vành bị tắc hẹp. Những mạch máu này sẽ giúp cung cấp một lượng máu cơ tim, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành.

Vào những tuần đầu sau khi can thiệp đặt stent, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ trên đường bằng. Bạn có thể chia nhỏ thời gian tập thành 6 - 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 3 - 5 phút thay vì cố gắng tập liên tục 20 - 30 phút để cơ thể có thời gian phục hồi. Sau đó nếu không thấy bị đau ngực, khó thở hay nhịp tim tăng vượt qua giới hạn an toàn, bạn có thể tăng thời gian tập mỗi lần và dần trở lại các bài tập mà bạn đã áp dụng trước khi tiến hành đặt stent. Ngược lại, bạn cần trao đổi lại với bác sĩ để tìm ra cường độ tập phù hợp hơn.

Để tính nhịp tim an toàn khi tập luyện, người bệnh mạch vành chỉ cần lấy 220 trừ đi số tuổi của mình. Tốt nhất bạn nên giữ nhịp tim khi tập trong khoảng 50 - 80% nhịp tim tối đa. Ngoài ra, bạn không nên tập khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, đồng thời hãy tạo thói quen khởi động làm nóng cơ thể trước khi tập luyện để đảm bảo an toàn.
Đi bộ là hoạt động đơn giản nhưng mang lại rất nhiều hiệu quả

Giải pháp chống tái tắc hẹp sau đặt stent mạch vành từ thảo dược

Từ lâu, nhiều thảo dược thiên nhiên như Đan Sâm, Hoàng Đằng đã được sử dụng cho người bệnh mạch vành nhằm tăng cường lưu thông máu đến tim, giảm cholesterol máu và chống xơ vữa mạch. Với người bệnh sau đặt stent mạch vành, giải pháp này càng cho thấy nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ tái tắc hẹp và kéo dài tuổi thọ của stent.

Thay vì phải sử dụng dưới dạng đun sắc thông thường, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành chiết xuất các hoạt chất có lợi cho tim trong Đan Sâm, Hoàng Đằng… kết hợp với L-carnitine - hoạt chất cung cấp năng lượng cho cơ tim và tạo nên các sản phẩm hỗ trợ. Trong số các sản phẩm đó, không thể không kể đến TPCN Ích Tâm Khang. Bởi cho tới thời điểm hiện nay chỉ có sản phẩm này có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc Tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, TPCN Ích Tâm Khang không chỉ giúp hỗ trợ giảm đau ngực, mệt mỏi, khó thở mà còn hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm xơ vữa mạch vành hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh mạch vành nhanh phục hồi sức khỏe và an tâm hơn sau can thiệp đặt stent.


BTV Thu Liên

Tài liệu tham khảo:
1.    https://www.bostonscientific.com/en-US/patients/about-your-device/coronary-stents/living-with-a-coronary-stent/healthy-living.html
2.    https://www.healthgrades.com/right-care/angioplasty/healthy-foods-to-eat-after-angioplasty
3.    https://drbillsukala.com/exercise-after-angioplasty-stent/#healthy-eating

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X