Hotline 24/7
08983-08983

Đãng trí, hay quên: Cách Alzheimer chỉ vài bước chân

Nói trước - quên sau, ăn rồi bảo chưa, không khóa cửa khi ra ngoài, không nhớ những gì vừa xảy ra… là những biểu hiện suy giảm trí nhớ ở người già.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì chứng đãng trí, hay quên sẽ tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Bệnh hay quên ở người già do đâu?

Hay quên là bệnh diễn ra khá phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người cao tuổi. Nguyên nhân có thể do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, stress, rối loạn giấc ngủ,… Những nguyên nhân phổ biến khiến người già hay quên:

Lão hóa thần kinh: Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hay quên ở người già là do lão hóa thần kinh. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sau 25 tuổi, mỗi ngày não bộ có khoảng 3.000 thế bào thần kinh bị phá hủy và không thể thay thế. Do vậy hay quên là một trong những biểu hiện thường gặp ở người già.

Đãng trí, hay quên: Cách Alzheimer chỉ vài bước chân - Ảnh 1Hay quên, đãng trí có thể là dấu hiệu bệnh lý thoái hóa thần kinh

Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hiện tượng đãng trí ở người uống, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng (antihistamine), thuốc giãn cơ, thuốc ngủ và vài loại thuốc giảm đau thường được kê đơn cho bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật.

Do sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích: Đồ uống có cồn cũng như các loại chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đãng trí hoặc mất trí nhớ ở người già. Thuốc lá có thể gây sa sút trí nhớ bởi nó làm giảm lượng oxy lưu thông lên não.

Trầm cảm và căng thẳng thần kinh:
Khi bạn đang bị stress hoặc căng thẳng, tâm trí của bạn bị phân tán dẫn đến khả năng ghi nhớ bị giới hạn, ngoài ra, stress do sang chấn tâm lý cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra chứng đãng trí.

Đãng trí, hay quên: Cách Alzheimer chỉ vài bước chân - Ảnh 2Alzheimer đang là mối nguy hại lớn ở người cao tuổi

Bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer cũng là nguyên nhân khiến người già bị lãng trí. Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa não bộ không hồi phục, tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy, phán đoán, rối loạn định hướng và ngôn ngữ.

Các bệnh lý như chấnthương sọ não hay tai biến mạch máu não, viêm não rối loạn tiền đình hay rối loạn tuần hoàn não... cũng gây suy giảm trí nhớ với các biểu hiện sau: Quên những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn tiếp nhận và duy trì được khả năng nhớ những thông tin mới, gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới, hay lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện, không thể giữ nếp sinh hoạt thường ngày…

Người già hay quên: Phải làm gì?

- Thường xuyên rèn luyện thân thể với những động tác vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, bơi lội. Vận động cơ thể sẽ giúp điều hòa, tăng cường hiệu lực hoạt động của hệ thần kinh.

- Không nên làm việc trí óc liên tục 2 - 3 giờ liền. Trong khoảng thời gian ấy người già có thể thư giãn hoặc làm công việc khác vừa vận động cơ thể nhẹ nhàng vừa hít thở không khí rất tốt cho tư duy và trí nhớ (ví dụ như tưới hoa, chăm sóc cây cảnh...).

- Rèn luyện trí não là một trong những cách thức có thể cải thiện trí nhớ. Người già nên thường xuyên đọc báo, xem tivi, chơi cờ tường, học đàn… và tham gia các hoạt động kết nối xã hội để đầu óc minh mẫn, năng động hơn.

- Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi. Khẩu phần ăn hàng ngày nên đầy đủ chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa hoặc các loại đậu), vì nếu thiếu chất đạm cơ thể không đủ nguyên liệu để tái tạo các chất cần cho hoạt động thần kinh.

Theo Thanh Tú - Tạp chí Thực phẩm chức năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X