Hotline 24/7
08983-08983

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Đa nang buồng trứng là bệnh lý mà không ít phụ nữ mắc phải. Liệu đa nang buồng trứng có nguy hiểm hay không? Những biến chứng gì có thể xảy ra khi mắc bệnh.

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? - 1

Đa nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang là chứng bệnh mà cứ 10 người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 1 người mắc bệnh. Trong một nghiên cứu vào năm 2015, có đến 70% phụ nữ bị bệnh này mà không được chẩn đoán.

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? Những biến chứng gì có thể xảy ra khi mắc bệnh buồng trứng đa nang.

ĐA NANG BUỒNG TRỨNG LÀ GÌ?

Căn bệnh buồng trứng đa nang là hiện tượng rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc có hormone nam giới vượt quá mức.

Người phụ nữ mắc bệnh này có thể tích trứng to hơn người bình thường từ 2–8 mm, số lượng trứng tăng nhiều nhưng trứng lại không chín, trong trứng rỗng nên không có khả năng thụ thai. 

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? - 2

TRIỆU CHỨNG ĐA NANG BUỒNG TRỨNG

Dấu hiệu của buồng trứng đa nang thường xuất hiện trong khoảng thời gian của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trong độ tuổi dậy thì. Đôi khi buồng trứng đa nang có thể phát thành triệu chứng muộn. Nếu gặp ít nhất 2 triệu chứng dưới đây thì có thể bạn đã mắc bệnh:

- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đa nang buồng trứng.

- Dư thừa androgen: Hàm lượng hormone nam tăng lên có thể dẫn đến các triệu chứng như mọc lông trên mặt, cơ thể quá mức và nổi mụ.

- Buồng trứng đa nang: Buồng trứng có thể chứa rất nhiều u nang xung quanh và không thể hoạt động bình thường.

ĐA NANG BUỒNG TRỨNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Ngoài ra đa nang buồng trứng có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe

Ung thư nội mạc tử cung

Đa nang buồng trứng có thể gây ra ung thư nội mạc tử cung. Do ảnh hưởng của estrogen nên lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị đón trứng được thụ thai về đó làm tổ. Nếu người phụ nữ không thụ thai, lớp niêm mạc sẽ bong ra tạo nên hiện tượng kinh nguyệt. Trong khi đó, nếu chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh, niêm mạc tử cung cứ dày lên và không chịu bong ra do tác dụng của estrogen. Mức estrogen trong cơ thể cao làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Gây vô sinh

Muốn có thai thì cơ thể cần phải rụng trứng. Đa nang buồng trứng khiến phụ nữ không rụng trứng thường xuyên, do đó không có trứng để thụ tinh. Đa nang buồng trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh.

Tăng cân, béo phì

Có tới 80% phụ nữ bị đa nang buồng trứng đều thừa cân, béo phì. Lượng dư thừa này tập trung chủ yếu quanh vùng bụng khiến bạn có thân hình qủa táo. Cả đa nang buồng trứng và béo phì đều làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, cholesterol HDL thấp và cholester LDL cao. Cùng từ đó dễ dẫn tới các bệnh về tim, tiểu đường, đột quỵ.

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? - 3

Đa nang buồng trứng gây béo phì. (Ảnh minh họa)

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở phụ nữ bị thừa cân và đặc biệt là những người bị đa nang buồng trứng. Nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao gấp 5 - 10 lần ở những phụ nữ vừa béo phì vừa mắc bệnh đa nang buồng chứng.

Tiểu đường và tiểu đường tuýp 2

Phụ nữ mắc đa nang buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường độ 2 và đái tháo đường cao từ 4-7 lần so với những phụ nữ không bị đa nang buồng trứng.

Những người mắc bệnh này cũng có nguy cơ mắc tiểu đường sớm hơn như ở độ tuổi từ 30-40. Nguy cơ bị tiểu đường sẽ cao hơn nếu bạn có thêm các dấu hiệu sau:

- Bị thừa cân, béo phì;

- Kháng insulin;

- Có thành viên trong gia đình mắc tiểu đường độ 2;

- Phụ nữ mang thai mà mắc đa nang buồng trứng thì càng dễ bị tiểu đường.

Bệnh tim mạch

Đa nang buồng trứng có nguy hiểm không? - 4

Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch như:

- Chất béo trong máu cao;

- Huyết áp cao;

- Mức cholesterol xấu cao trong máu hoặc mật độ cholesterol lipoprotein thấp.

Theo Thùy Dương - Khám phá/ Healthline, Jeanhailes

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X