Hotline 24/7
08983-08983

Đã "cai nghiện" tật cắn móng tay nhưng vì sao móng không dài?

Câu hỏi

Thưa BS, Em có tật cắn móng tay từ nhỏ và đến bây giờ vẫn chưa bỏ được. Trong 1 tuần nay em đã cai nghiện tật này, nhưng em không thấy móng ra dài. Cho em hỏi có khi nào móng tay em "bị hư" luôn không ạ? BS giúp em với.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

 Cắn móng tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cắn móng tay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Cắn móng tay là một thói quen không tốt cho cả đường tiêu hóa, răng miệng và móng, em cai nghiện được là điều tốt. Nếu gốc móng còn tốt (hồng hào) thì móng sẽ tiếp tục mọc dài ra đẩy phần móng yếu đi, tuy nhiên phải từ từ, thời gian 1 tuần là sớm quá để thấy được móng có dài ra không.

Nếu sau 1 tháng mà móng vẫn không dài, móng yếu, dễ bị sứt thì cần khám chuyên khoa Da liễu để tầm soát thêm nguyên nhân và điều trị thích hợp:

- Cơ thể thiếu khoáng chất

- Bệnh lý về nội tiết tố (bệnh tuyến giáp, tuyến thượng thận...)

- Móng tay tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, chất hòa tan, sơn móng tay... cũng dễ trở nên giòn, gẫy

- Trong các bệnh của thận, gan

- Bệnh nấm móng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Tật cắn móng là một trong những “thói quen thần kinh” điển hình phổ biến nhất. Các “thói quen thần kinh” khác bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc bứt tóc, nghiến răng và ngắt, nhéo da.

Bạn có thể gặp tình trạng vô thức cắn móng tay mà không nhận biết được bạn đang làm điều đó. Bạn cũng có thể vừa thực hiện một hoạt động khác chẳng hạn như đọc sách, xem tivi hoặc nói chuyện điện thoại và cùng lúc bạn cắn móng tay mà không nhận ra thói quen này.

Cắn móng tay bao gồm hành động cắn móng, lớp biểu bì, mô mềm quanh móng.

Tật cắn móng có thể khiến cho ngón tay của bạn trở nên đỏ và đau rát, ngoài ra còn làm lớp biểu bì bị chảy máu. Cắn móng tay cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mô mềm quanh móng và khoang miệng.

Thói quen này trong thời gian dài cũng có thể cản trở đến sự phát triển bình thường của móng khiến cho móng bị biến dạng. Trong một số ít trường hợp, tật cắn móng có thể là triệu chứng của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thông thường, các triệu chứng OCD có thể được điều trị bằng thuốc.

Một vài biện pháp điều trị có thể giúp bạn ngừng tật cắn móng:

- Giữ móng tay của bạn luôn được cắt tỉa ngắn vừa phải và gọn gàng. Hãy chăm sóc móng nhiều hơn vì điều này có thể giúp bạn giảm thói quen cắn móng và luôn giữ vệ sinh cho móng;
- Thường xuyên cắt tỉa hoặc sơn bóng móng tay. Nam giới có thể sử dụng loại sơn bóng màu trong. Ngoài ra, việc mang móng giả cũng có tác dụng ngăn bạn không cắn móng và bảo vệ chúng phát triển bình thường;
- Bạn hãy thử áp dụng các bài tập hoặc biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng để không lạm dụng việc cắn móng tay mỗi khi tâm trạng không tốt;



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X