Hotline 24/7
08983-08983

Congo ngừng cho phép sử dụng vắc-xin thử nghiệm Ebola

Congo sẽ không cho phép tiếp tục sử dụng vắc-xin thử nghiệm chống sự bùng phát Ebola đang gây hoang mang cho dân chúng. Đây là tuyên bố của chính phủ Congo mới đưa ra vào ngày 12/06.

Chính phủ nước này cho biết, các nhân viên y tế đã tiêm phòng cho hơn 130.000 người trong trận dịch kéo dài gần một năm ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo bằng một loại vắc-xin thử nghiệm do Merck sản xuất đã được chứng minh là có hiệu quả cao.

Congo ngừng cho phép sử dụng vắc-xin thử nghiệm Ebola.

Tuy nhiên dịch bệnh lại tiếp tục bùng phát, được coi là đợt dịch tồi tệ thứ hai trong lịch sử, và vẫn đang có xu hướng tiếp tục lan rộng. Mặc dù nguyên nhân phần lớn là do người dân ở miền đông Congo không tin tưởng vào vắc-xin và đã tấn công chống lại các nhân viên y tế khi họ cố gắng tiếp cận bệnh nhân nhưng điều này cũng gây nên tâm lý hoang mang cho toàn bộ người dân Congo.

“Do không có đủ bằng chứng khoa học về hiệu quả và độ an toàn của các loại vắc-xin khác, cũng như nguy cơ gây hoang mang cho người dân, chúng tôi quyết định sẽ không có đợt thử nghiệm lâm sàng nào về vắc-xin được tiến hành trong đợt dịch này”, Bộ Y tế Congo tuyên bố.

Nhưng Chính phủ nước này cũng không loại trừ khả năng sử dụng các loại vắc-xin khác trong tương lai, khi mà hiệu quả của chúng đã được chứng minh.

Vào tháng 5, các chuyên gia tư vấn của Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất các loại vắc-xin khác để đảm bảo nguồn cung cấp vắc-xin và đặc biệt đề cập đến một loại vắc-xin thử nghiệm mới do Johnson & Johnson sản xuất.

“Mối lo ngại chính đáng rằng trữ lượng vắc-xin Merck không đủ để duy trì nguồn vắc-xin trong một vài tháng, và thật không may, cũng không gì đảm bảo rằng dịch bệnh này sẽ được kiểm soát bởi loại vắc-xin này”, Natalie Robert, Quản lý hoạt động của Medecins Sans Frontieres nói với Reuters.

Chính phủ Congo cho biết, hiện không có vấn đề gì với việc cung cấp vắc-xin Merck. Một số cá nhân đã tuyên truyền những thông tin sai lệch cho người dân ở miền đông Congo khiến họ từ chối tiêm chủng hoặc điều trị, và Chính phủ lo ngại việc tiếp tục sử dụng loại vắc-xin này có thể gây ra tình trạng bất ổn cao hơn.

Tại Congo, hơn 2.400 là con số về số trường hợp được xác định và có thể mắc Ebola kể từ khi dịch bệnh được tuyên bố bùng phát trở lại vào tháng 8 năm ngoái, trong đó hơn 1.600 trường hợp đã tử vong.

Theo VietQ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X