Hotline 24/7
08983-08983

Con nghiện game, phụ huynh nên làm gì?

Với các bậc phụ huynh, việc con cái nghiện game là cả một cơn ác mộng khiến họ lo lắng. Trước thực trạng đó, nhiều bậc phụ huynh đã tỏ ra bực tức, khó chịu và có cách hành xử bạo lực khiến trẻ ngày càng xa lánh với người thân nhưng vẫn không thể bỏ được game. Vậy bố mẹ cần phải có cách hành xử như thế nào khi con nghiện game.

Con nghien game, phu huynh nen lam gi?

1. Không dùng bạo lực với con

Con nghien game, phu huynh nen lam gi?
Đây là một sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con, mà hãy tâm sự với con nhiều hơn để hiểu con hơn.

2. Tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe con

Trẻ nghiện game bố mẹ luôn đổ lỗi tại con nhưng không mấy ai cùng nhau ngồi lại để suy xét về nguyên nhân vì sao, liệu nó có liên quan đến cách giáo dục của gia đình, sự ức chế tâm lý, bị bạn bè rủ rê... Cái gì cũng có nguyên nhân của nó.

Vậy nên, trước khi nghĩ đến việc bạo lực các bậc phụ huynh trước hết hãy nhìn lại để tìm hiểu nguyên nhân. Đả thông nhận thức bằng cách sắp xếp với con trẻ một cuộc nói chuyện thân tình. Nội dung trò chuyện không nên đả động ngay đến vấn đề game, mà hãy bắt đầu bằng vài câu chuyện phiếm rồi đi vào nội dung chính.

3. Thay đổi tư duy: Không xem game là xấu

Nhiều ông bố bà mẹ luôn áp đặt suy nghĩ của mình đối với con trẻ là cấm chơi game, chơi game là xấu... Thực sự game chỉ là một trò chơi nhằm mục đích giải trí, thư giãn sau những áp lực trong học tập, công việc, nhưng chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó làm cuộc sống của các con bị đảo lộn. Vì vậy bố mẹ nên giải thích cho con hiểu việc chơi game sẽ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống nếu biết cách chơi, không lạm dụng chúng.

Bên cạnh đó, với các bạn nhỏ thường có tâm lý ngược, càng cấm càng tò mò, càng thích phá cách nên việc cấm chơi game sẽ rất dễ bị phản tác dụng.

4. Ra điều kiện với con: Chỉ được chơi game khi học tốt

Nghiện game cũng giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá vậy, nó rất khó bỏ được. Có nhiều phương pháp mà các bậc phụ huynh sử dụng để giúp con hết nghiện game và có một điều rất hiệu quả đó là ra điều kiện với con.

Những đứa trẻ thường thích được thưởng, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Con làm tốt, ba mẹ sẽ thưởng cho con; nếu con làm sai con phải chịu phạt. Cũng như vậy, nếu con học tốt ba mẹ sẽ cho con chơi game 1-2 tiếng/ ngày và ngược lại.

5. Giáo dục con từ nhỏ

Đây là việc quan trọng mà tất cả các bậc phụ huynh cần phải làm từ khi con đang còn nhỏ. Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy, dạy con không chỉ là dạy về kiến thức, dạy về cuộc sống mà cũng cần uốn nắn con về việc này.

Ngay từ nhỏ các con cũng cần phải biết nghe lời, biết sợ và biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Điều đó sẽ giúp con có ý thức tốt hơn khi lớn và con có thể kiểm soát được những việc làm của mình.

6. Tạo không gian cho con cai game

Trẻ nghiện game cũng một nguyên nhân quá thiếu những không gian vui chơi giải trí lành mạnh. Thay vì suốt ngày ủ con trong nhà, “nâng như trứng” không để con phải động tay chân vào việc nhà thì bố mẹ nên tạo “công ăn việc làm” cho con, dành thời gian đưa con đi chơi, thư giãn.

Cho trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng là một trong những cách hướng trẻ đến việc sử dụng thời gian có ích, xa rời những thú vui tai hại nhiều hơn lợi ích như game online.

7. Đưa con đi gặp nhà tâm lý

Trong trường hợp các vị phụ huynh không thể nào giải quyết được vấn đề cho dù dùng rất nhiều biện pháp cũng như các làm với con thì hãy đưa con đến gặp nhà tâm lý.

Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tâm lý, vì chuyện này chuyện khác khiến con ức chế và tìm đến game. Chuyên gia tâm lý sẽ là người khai thác thông tin cũng như giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn.

Theo Hoài Nguyễn - Tạp chí Sống khỏe

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X