Hotline 24/7
08983-08983

Có phải ai cũng có giun đũa chó trong máu không BS?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Em đi xét nghiệm bệnh sán chó, trong kết quả ghi em dương tính với sán chó. Em cũng hay nhức đầu nhưng BS khám cho em bảo là không sao, ai cũng bị con giun chó trong máu. Vậy có đúng không BS?

Trả lời
Xét nghiệm giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh giun đũa chó mèo toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó mèo do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó mèo. Xét nghiệm máu tầm soát nhiễm sán chó là xét nghiệm huyết thanh miễn dịch ELISA để tìm kháng thể kháng Toxocara spp trong huyết thanh. Kết quả của em dương tính, có nghĩa là trong máu của em có kháng thể kháng Toxocara, chứ không phải có con sán chó đang chạy trong máu của em.

Tuy nhiên, chỉ mỗi xét nghiệm dương tính ELISA thì không đủ để chẩn đoán em đang mắc giun đũa chó, mà phải dựa thêm nhiều dấu hiệu khác nữa, như tiền căn tiếp xúc chó mèo, Eosophil máu tăng cao… bởi vì xét nghiệm này có thể cho dương tính giả, và bản thân bệnh nhiễm giun đũa chó mèo cũng có thể tự hết (đã hết nhiễm rồi nhưng xét nghiệm máu vẫn còn dấu vết). Triệu chứng nhức đầu của em cũng chưa chắc gì là do có con sán chó trong não đâu, tùy vào đặc điểm nhức đầu ra sao, mức độ, thăm khám… mới kết luận được. Vì thế BS phải đánh giá toàn diện, xem xét chẩn đoán mới đưa ra quyết định điều trị thích hợp, em nhé.

Nước ta là vùng dịch tễ của nhiễm giun sán, nuôi nhiều chó mèo và vệ sinh kém, xét nghiệm nhiễm giun sán cũng có thể cho dương tính giả nên nhiều người xét nghiệm máu dương tính với sán chó, không có gì ngạc nhiên hay hốt hoảng, chứ không phải BS nói “không sao, ai cũng bị con giun chó trong máu”.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.

Phác đồ điều trị bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo đối tượng.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X