Hotline 24/7
08983-08983

Có nên đưa người bị đột quỵ vào trung tâm y tế địa phương?

Rất nhiều bạn đọc hỏi AloBacsi về việc, nên đưa người bị đột quỵ đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất, nghĩa là đến trung tâm y tế quận, huyện ngay địa phương?

TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM, cho biết, có hai trường hợp:
-  Người bị đột quỵ quá nặng, hôn mê, suy hô hấp cần chuyển đến cấp cứu ở đơn vị y tế gần nhất, tiêu chuẩn tối thiểu là phải có máy chụp CT để chẩn đoán đột quỵ.
- Người có dấu hiệu đột quỵ còn nói được, nên chuyển ngay bệnh nhân đến thẳng bệnh viện có đơn vị cấp cứu đột quỵ gần nhất.

Bởi thời gian vô cùng quan trọng trong cấp cứu đột quỵ, nếu chuyển bệnh nhân đi vòng vòng, cộng thêm các thủ tục, xét nghiệm mà không xử lý đúng quy trình, đánh mất thời gian cấp cứu vàng, cướp đi cơ hội của người bệnh.

Theo TS.BS Trần Chí Cường, mỗi cá nhân nên xác định, tìm hiểu bệnh viện gần nhất có thể cấp cứu đột quỵ là ở đâu, để xử lý nhanh chóng khi có tình huống xảy ra.
a
TS.Trần Chí Cường - chuyên gia tâm huyết giàu kinh nghiệm trong cấp cứu đột quỵ

Thế nào là một đơn vị cấp cứu đột quỵ?
Một đơn vị cấp cứu đột quỵ cần có:

 Về nhân sự, cần ít nhất 3 ê kíp:
1. Bác sĩ nội thần kinh hoặc bác sĩ cấp cứu đã được đào tạo về cấp cứu đột quỵ . Đây là người sẽ khám và đánh giá tình hình người bệnh ngay khi vào viện.
2. Bác sĩ chuyên khoa can thiệp Nội mạch hoặc được đào tạo chuyên ngành tối thiểu 1,5 năm để giải quyết những vấn đề tổn thương do mạch máu lớn kể cả tắc nghẽn hay vỡ.
3. Bác sĩ ngoại thần kinh, để phẫu thuật trong những trường hợp cần thiết như tụ máu, mổ sọ dẫn lưu não thất, hoặc hẹp túi phình...
Về máy móc, cần có:
1. Máy CT đa cắt lát
2. Máy MRI
3. DSA

Để cấp cứu đột quỵ thành công là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khoa từ khâu cấp cứu, tiếp nhận bệnh nhân, khâu chẩn đoán, xử lý...đến khâu cuối là vật lý trị liệu,  phục hồi chức năng.
Tất cả các khoa đều phải quán triệt tinh thần tiết kiệm từng giây khi xử lý bệnh nhân bị đột quỵ.

Ghi theo hướng dẫn của TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM

Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

Đột quỵ não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và ung thư và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, di chứng nặng nề.

Chẩn đoán và điều trị sớm đột quỵ não là vấn đề rất quan trọng, nó góp phần giảm thiểu tử vong và tàn phế.

Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ khuyên tất cả mọi người học cách nhận ra những dấu hiệu sau đây của đột quỵ:

Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể
Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói
Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên
Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác
Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân
F.A.S.T
Chữ viết tắt FAST là một cách để nhớ những dấu hiệu của đột quỵ và những điều nên làm nếu bạn nghĩ đột quỵ đã xảy ra (quan trọng nhất là để gọi 115 để hỗ trợ cấp cứu ngay lập tức).
FAST có nghĩa là:
(F)ACE (mặt)
• Yêu cầu bệnh nhân cười
• Kiểm tra để phát hiện nếu một bên mặt rũ xuống
(A)RMS (tay)
• Yêu cầu bệnh nhân đưa cả hai tay lên
• Kiểm tra để phát hiện nếu một tay rơi xuống
(S)PEECH (nói chuyện)
• Yêu cầu bệnh nhân lặp lại một câu đơn giản
• Kiểm tra để phát hiện nếu nói những từ không trôi chảy và kiểm ta sự lặp lại chính xác câu
(T)IME (thời gian)
CHÚ Ý: Nếu những người xung quanh bạn có bất kỳ triệu chứng nào của các triệu chứng trên, Bạn nên đưa đến bệnh viện nhanh nhất nếu có thể. Hãy gọi cấp cứu 115.

(Nguồn: Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)                                 


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X