Hotline 24/7
08983-08983

Cô gái Hà Nội bị hỏng mắt sau khi nâng mũi

Bệnh nhân 27 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám do bị tắc động mạch mắt sau tiêm chất làm đầy vào mũi.

Ngày 12/3, tiến sĩ Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân trước đó có tiêm filler làm đầy mũi tại Đài Loan. Sau tiêm, bệnh nhân mất thị lực mắt phải và đau nửa đầu phải.

Cô gái trở về Việt Nam sau 7 ngày tiêm filler. "Khi đến bệnh viện da liễu, tình trạng bệnh nhân đã quá trễ để xử lý, khó có thể giữ được mắt phải", bác sĩ Hà nói.

Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân theo phác đồ xử trí tắc động mạch mắt, mất thị lực.

Cô gái bị biến chứng sau tiêm filler. Ảnh: L.V

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện được ứng dụng trong các thủ thuật thẩm mỹ, dùng để bơi môi má, nâng mông ngực... Phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có uy tín, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản. Nguyên liệu tiêm filler cũng phải được cấp phép đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

Tuy nhiên thị trường có rất nhiều loại filler không rõ nguồn gốc. Một số cơ sở spa, thẩm mỹ, thậm chí tiệm gội đầu... không có giấy phép làm thủ thuật thẩm mỹ vẫn tiến hành bơm filler cho khách hàng dẫn đến biến chứng. 

Biến chứng của chất làm đầy thường gặp nhất là tắc mạch, chèn ép mạch hoặc hoại tử ở vùng tiêm. Tắc mạch mắt gây mùi mắt, tắc mạch não dẫn đến đột quỵ.

Tiến sĩ Hà khuyến cáo để đảm bảo an toàn, muốn tiêm filler làm đẹp cần thực hiện ở cơ sở y tế uy tín. Người thực hiện thủ thuật tiêm filler phải là chuyên gia về tạo hình thẩm mỹ da liễu, có chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, cần chọn loại filler có nguồn gốc, được kiểm chứng độ an toàn, tinh khiết. Sau khi tiêm phải theo dõi và xử trí kịp thời nếu có biến chứng.

Theo Lê Nga - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X