Hotline 24/7
08983-08983

Cổ chân sưng to vùng mắt cá, hơi đau sau 8 tháng bị bong gân, chữa trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Cháu chơi bóng rổ bị giãn dây chằng cổ chân trái (bong gân - theo bác sĩ ở trung tâm y tế chẩn đoán) từ 8 tháng trước. Cháu đã chườm đá trong thời gian đầu, và uống thuốc chống phù nề, giảm đau. Nhưng đến bây giờ cổ chân trái vẫn sưng to ở quanh vùng mắt cá, hơi đau, có cảm giác cổ chân rất yếu, rất dễ bị đau lại ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Giãn dây chằng cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Giãn dây chằng cổ chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình trạng của em cần xem xét lại quá trình điều trị của em như thế nào, em có bất động tốt sau chấn thương hay không, có hạn chế đi lại trong giai đoạn đầu không, có chơi thể thao lại sớm quá không, có tái trật chân không... Nếu dây chằng bị giãn quá nhiều, gây dễ trật chân khi sinh hoạt, làm việc thì có thể cân nhắc đến điều trị phẫu thuật.

Em nên đến khám lại tại chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra kỹ cho em, từ đó sẽ có hướng xử trí thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bong gân cổ chân là chấn thương do kéo giãn cơ, đứt một phần hoặc hoàn toàn một hoặc nhiều dây chằng nối các xương cổ chân với nhau. Dây chằng là những sợi collagen khỏe và linh hoạt nối với xương, trong khi gân - thường là đầu tận của bó cơ - có nhiệm vụ nối cơ và xương với nhau.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bong gân gồm:

- Có tiếng trật chân hoặc cảm giác bị rách vào lúc bị chấn thương;
- Đau đớn trong khi bị thương và kéo dài sau đó, khi đi lại hoặc chuyển động cổ chân;
- Cổ chân có thể sưng và khó gập lại;
- Vùng da quanh đó có thể bị bầm tím;
- Đối với chấn thương nặng, cơn đau dữ dội khiến việc mang nặng và di chuyển cổ chân rất khó khăn;
- Tê hoặc liệt bàn chân có thể do tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu;

Để chữa bong gân cổ chân, bạn cần được sơ cứu tại chỗ trước khi đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ. Bạn nên:

- Chườm đá ngay lập tức do chân sẽ bị sưng nhanh chóng. Không được chườm nóng trong 72 tiếng sau khi bị thương do sẽ khiến sưng nhiều hơn;
- Cổ chân cần được nghỉ ngơi, do đó bạn nên dùng nạng;
- Hạn chế tối đa việc đi lại;
- Bó ép hoặc dùng thanh nẹp cổ chân lại;
- Nâng cổ chân lên cao;
- Liệu pháp vật lý trị liệu có thể làm khỏe cơ, giúp hồi phục và giúp tránh bị chấn thương nhiều hơn;
- Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không kê toa (ibuprofen) để làm bớt sưng và giảm đau.

Tùy bong gân cổ chân có thể chữa tại chỗ, một số trường hợp bong gân nghiêm trọng cần phải phẫu thuật và trị liệu vật lý.

Những việc bạn nên làm để kiểm soát tình trạng bong gân cổ chân bao gồm:

- Đeo miếng bảo vệ cổ chân khi chơi thể thao nếu bạn thường bị bong gân;
- Giảm cân nếu thừa cân để giảm áp lực cho cổ chân;
- Dùng thuốc và sử dụng nạng theo chỉ dẫn của bác sĩ;
- Nghỉ ngơi, chườm đá, nâng chân lên cao và làm theo hướng dẫn vật lý trị liệu;
- Liên hệ bác sĩ nếu bạn không thể đi lại bằng chân bị thương, không hết sưng sau 2 ngày hoặc sưng nhiều hơn, cổ chân trở nên đỏ hơn và nóng, bạn bị sốt hoặc phát hiện mắt cá chân có vấn đề;
- Liên hệ bác sĩ nếu bàn chân bị liệt, tê hoặc có màu sậm; hoặc ngón chân lạnh (dấu hiệu máu không tuần hoàn);
- Đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu bạn không thấy có cải thiện trong 7-10 ngày sau khi bị bong gân.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X