Hotline 24/7
08983-08983

Chuyện không thể tránh ở quý ông lớn tuổi

Nhắc đến nam giới trung niên và cao tuổi, mọi người thường nghĩ đến bệnh lý đặc trưng của phái mạnh lứa tuổi này, chính là Tăng sinh lành tình tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, u phì đại lành tính tuyến tiền liệt…).

Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc khám sức khỏe định kỳ ở nam giới trên 40 tuổi nhằm kiểm tra những bệnh lý đặc trưng riêng của nam giới tại các trung tâm sức khỏe nam giới rất được chú trọng.

21-23-35_mxresdefult

Tuy nhiên, tại Việt Nam, không ít quý ông lại không hiểu rõ về bệnh lý này, đôi lúc các ông cứ lo lắng quá mức sợ tăng sinh lành tính lâu ngày bị “hóa ác”. Nhưng đa số trường hợp, nam giới lớn tuổi cứ nghĩ ngược lại “già rồi, phải chịu vậy thôi”. Nếu được chẩn đoán và theo dõi tốt thì chất lượng cuộc sống của quý ông lại được cải thiện đáng kể và không phải đứng rặn mòn mỏi mới tiểu hết hoặc mất ngủ triền miên vì phải đi tiểu đêm nhiều lần.

Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt (TTL) là một bộ phận của hệ thống sinh dục nam. Đây là một tuyến nằm bao quanh đoạn đầu của niệu đạo, chính là đường ra của nước tiểu. TTL làm nhiệm vụ tiết ra một chất dịch khi giao hợp. Dịch này cùng với tinh trùng tạo thành tinh dịch, khi kết hợp với tinh trùng sẽ tạo thành tinh dịch. TTL liên tục phát triển trong suốt cuộc sống của nam giới.

Tăng sinh lành tính TTL là thế nào?

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý gặp ở nam giới lớn tuổi do tuyến tăng sinh, là một trong những bệnh đặc trưng với rối loạn đi tiểu ở nam giới cao tuổi và làm ảnh hưởng đến chất lượng lớn cuộc sống của họ. Hiện tại, nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi. Hiếm thấy ở trước tuổi 40, nhưng gặp đến 50% nam giới tuổi 50-60 và đến 90% tuổi 80-90.

Triệu chứng ra sao?

Các triệu chứng của tăng sinh lành tính TTL xảy ra là do niệu đạo bị tắc và bàng quang không tống được hết nước tiểu. Bạn có thể gặp các vấn đề về đi tiểu sau đây:

- Triệu chứng kích thích: tiểu lắt nhắt cả ngày lẫn đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần nhất là về đêm.

- Triệu chứng tắc nghẽn: tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, tiểu phải rặn, cảm giác tiểu không hết, tiểu nhỏ giọt, có thể gây bí tiểu.

Tăng sinh lành tính TTL có thể thành ung thư TTL không?

Mặc dù 2 bệnh này có vài triệu chứng giống nhau, nhưng tăng sinh lành tính TTL không phải là ung thư TTL, và cũng không dẫn đến ung thư TTL. Nghĩa là, những tế bào tăng sinh một cách lành tính này không thể lâu ngày “hóa ác” như nhiều người lo nghĩ. Tuy nhiên, vẫn có thể có nhưng rất hiếm khi có cùng lúc vừatăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, lại vừa có ung thư TTL.

Chẩn đoán bằng cách nào?

Theo thang điểm quốc tế IPSS, bạn có thể tự ghi nhận các triệu chứng với 7 câu hỏi về tình trạng đi tiểu trong vòng 1 tháng qua: cảm giác đi tiểu chưa hết, tiểu nhiều lần, tiểu ngắt quãng, tiểu gấp, tiểu yếu, tiểu gắng sức và tiểu đêm. Tiếp theo, với tình trạng rối loạn đi tiểu như vậy, chất lượng cuộc sống của bạn có thể chấp nhận được ở mức độ nào?

21-23-35_imge001
BS Trà Anh Duy tư vấn cho bệnh nhân

Tiếp theo, bác sĩ chăm sóc sức khỏe nam giới sẽ đánh giá TTL của bạn thông qua thăm khám trực tràng để đánh giá tuyến tiền liệt, xét nghiệm PSA trong máu (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt), siêu âm bụng, siêu âm trực tràng và sinh thiết TTL khi nghi ngờ ung thư TTL, đo niệu dòng đồ đánh giá dòng nước tiểu và có thể soi bàng quang khi cần thiết.

Điều trị thế nào?

Điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt chủ yếu dựa vào mức độ rối loạn đi tiểu và chất lượng cuộc sống của bạn.

Nếu bạn bị rối loạn nhẹ thì chỉ cần theo dõi định kỳ. Thay đổi trong lối sống sẽ giúp triệu chứng cải thiện: giảm/bỏ rượu và cà phê; tập thể dục điều độ; đi tiểu ngay khi thấy mắc tiểu; uống từng lượng nhỏ nước nhiều lần trong ngày; tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ; tránh căng thẳng.

Trường hợp rối loạn đi tiểu mức độ trung bình thì nên sử dụng thuốc. Hiện nay, nhiều loại thuốc phối hợp như thuốc làm giãn cơ vùng cổ bàng quang, thuốc làm nhỏ kích thước TTL… giúp làm bệnh chậm tiến triển và làm tăng chất lượng cuộc sống của bạn.

Trong trường hợp rối loạn đi tiểu nặng hoặc có biến chứng thì cần thiết phải điều trị phẫu thuật bằng các phương pháp mổ nội soi bằng dao đốt điện hoặc laser. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật nên ít khi có trường hợp nào mổ mở.

Thiết nghĩ, quý ông bắt đầu bước qua ngưỡng 40 tuổi có xuất hiện triệu chứng rối loạn đi tiểu như đã nêu trên thì nên đến các trung tâm về sức khỏe nam giới để được chẩn đoán và có hướng điều trị hợp lý.

Theo ThS.BS Trà Anh Duy - Nông nghiệp Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X