Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia mách nước cách nhận biết người “ngáo đá”

Theo các bác sĩ, người bị ngáo đá thường ít ngủ nên mắt thâm quầng, hốc mắt sâu, đồng tử mắt nở rộng, sắc mặt hoảng loạn hoặc như đang bị kích động mạnh.

Lê Thọ Trường (quê Thanh Hóa) trong cơn “ngáo đá” đã nhảy từ tầng 11 tòa tháp chùa Cót (Cầu Giấy, Hà Nội) xuống đất hồi tháng 7.2015 Ảnh: PV
Lê Thọ Trường (quê Thanh Hóa) trong cơn “ngáo đá” đã nhảy từ tầng 11 tòa tháp chùa Cót (Cầu Giấy, Hà Nội) xuống đất hồi tháng 7.2015 Ảnh: PV

Người ngáo đá mắt thường sâu, hoảng loạn

Theo BS Đinh Hữu Uân, thành viên Hiệp hội tâm thần Mỹ (APA), là hiện tượng loạn thần do sử dụng ma túy đá.

Người bị ngáo đá thường có những hành vi bất thường, gây nguy hiểm cho chính họ và những người xung quanh.

Người bị ngáo đá thường gặp phải ảo giác và hoang tưởng, mắt thường thâm, hốc mắt sâu do mất ngủ triền miên.

Đồng tử mắt của người bị ngáo đá nở rộng hơn bình thường, sắc mặt hoảng loạn, da thường nhăn nheo và trên da xuất hiện nhiều mụn, lở loét khắp cơ thể.

“ thường có ảo giác, họ nghe thấy những âm thanh như xui khiến, đe dọa và ra lệnh. Nội dung của những ảo giác thường mang màu sắc kì quái. Người bị ngáo đá cũng hay hoang tưởng rằng mình bị hại hoặc ghen tuông”, bác sĩ Uân chia sẻ.

Cũng theo bác sĩ Uân,hiện tượng ngáo đá là do ma túy đá gây kích thích thần kinh làm cho người chơi đá rơi vào trạng thái hưng phấn tột độ.

Không cố gắng khuyên giải

Theo bác sĩ Uân, người ngáo đá thần kinh bị kích động mạnh nên sẽ có những hành vi bất thường có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân người chơi đá và những người xung quanh.

Trong trường hợp bản thân không may gặp phải người ngáo đá thì nên tránh thật xa, tuyệt đối không cố gắng giảng giải hoặc tiếp cận người ngáo đá vì điều này rất nguy hiểm.

Nếu người thân lên cơn ngáo đá, đừng cố gắng khuyên giải, hãy dùng những câu nói ngọt ngào để xoa dịu và tìm cách thoát thân, sau đó hãy báo ngay cho lực lượng chức năng để tìm cách khống chế, đưa người ngáo đá đi điều trị chuyên khoa.

"Nếu bị người ngáo đá khống chế, tốt nhất nên đáp ứng tối đa những yêu cầu của họ và tìm cách gọi người tới ứng cứu", bác sĩ Uân chia sẻ.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, nên đưa ngay người bị ngáo đa tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị để tránh nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Thành Trung - Laodong.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X