Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia chia sẻ: 5 cách đơn giản giúp ổn định đường huyết

Ổn định đường huyết khi mắc bệnh đái tháo đường type 2 là việc không hề đơn giản.

Một vài thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết
Một vài thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết

Chuyên gia dinh dưỡng Rujuta Diwekar (người Ấn Độ) chia sẻ 5 cách đơn giản giúp ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường:

Ăn sáng với trái cây tươi và các loại hạt

Nhiều người bệnh đái tháo đường thường có tâm lý bỏ bữa sáng, hoặc chỉ uống trà hoặc cà phê thay cho bữa sáng để giảm đường huyết, thế nhưng điều này lại là sai lầm tai hại. Tốt hơn hết, bạn hãy thử ăn một chút trái cây tươi cùng các loại hạt trong bữa sáng. Chuối và hạnh nhân là lựa chọn tốt để ổn định đường huyết buổi sáng.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây, các loại hạt trong bữa sáng
Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây, các loại hạt trong bữa sáng

Chi phí sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, mắc ca… là khá đắt đỏ. Vì vậy, bạn có thể thay thế bằng các loại hạt rẻ tiền và dễ kiếm hơn như đỗ đen, đỗ tương, vừng (mè)…

Ăn trưa trong khoảng từ 11 giờ - 13 giờ và kết thúc bữa ăn với 1 cốc sữa chua

Đường huyết tăng cao lâu dài kết hợp với việc thường xuyên dùng thuốc điều trị đái tháo đường có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị táo bón, hội chứng ruột kích thích. Ăn 1 cốc sữa chua sau khi ăn trưa có thể giúp cải thiện tiêu hóa, giúp bạn hấp thụ vitamin B12 và vitamin D tốt hơn. Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên chọn sữa chua không đường đã tách béo để sử dụng hàng ngày.

Chọn lạc/đậu phộng cho các bữa ăn nhẹ

Lạc/đậu phộng rất giàu các acid amin, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe. Ăn đậu phộng có thể giúp người bệnh đái tháo đường no lâu, phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường trên tim mạch và xương khớp.

Nếu bạn bị sỏi mật hoặc đang bị viêm túi mật, viêm đường mật thì không nên ăn nhiều lạc, vì có thể khiến bụng khó tiêu, đầy trướng.

Hạn chế dùng chất tạo ngọt nhân tạo

Nhiều người nghĩ các chất tạo ngọt nhân tạo là lựa chọn tốt để thay thế đường, nhưng sự thật không phải vậy. Trên thực tế, tiêu thụ nhiều chất tạo ngọt nhân tạo vẫn có khả năng làm tăng đường huyết bởi làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.

Nên tập tạ vừa sức ít nhất 2 lần/tuần

Ít vận động sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng thường xuyên tập tạ vừa sức. Tập luyện đều đặn thậm chí có thể giúp bạn giảm liều thuốc điều trị. Tuy nhiên, hãy trao đổi trước với bác sĩ  để có biện pháp, cường độ tập luyện phù hợp nhất.

Theo Thehealthsite/Healthplus

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X