Hotline 24/7
08983-08983

Chương trình truyền hình trực tuyến: Giải pháp phục hồi chấn thương thể thao

Mời bạn đọc lắng nghe những chia sẻ của BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM và BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch để biết cách phòng ngừa các chấn thương thường gặp khi tập luyện thể thao và cách xử lý khi chẳng may gặp phải vấn đề này.

NỘI DUNG TƯ VẤN

PHẦN I: TRÒ CHUYỆN CÙNG MC THÚY QUYÊN
Câu hỏi đầu tiên xin dành cho BS Phan Vương Huy Đổng. Với cương vị là Phó chủ tịch Hội Y học thể thao TPHCM, ông có thể đưa ra một vài đánh giá chung về tình hình chấn thương thể thao hiện nay tại Việt Nam?

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

So với trước đây, chấn thương thể thao hiện tại được quan tâm nhiều hơn, bởi phong trào tập luyện thể thao diễn ra trên diện rộng, khác với vài năm về trước chỉ những người có điều kiện hoặc vận động viên chuyên nghiệp mới có thời gian và điều kiện tập luyện. Có thể nói rằng, có tập luyện là có chấn thương.

Ngày nay, thời đại công nghệ 4.0, thế giới phẳng rồi nên việc phát hiện chấn thương bây giờ đã tốt hơn xưa. Thông qua nhiều phương tiện, họ phát hiện chấn thương nên đã “chịu” đến bệnh viện chữa trị. Lúc trước, khi bị chấn thương nhiều người không đến bệnh viện mà tìm về thầy lang... thôi.

Hiện chưa có thống kê chính xác trên diện rộng, chỉ có một vài bệnh viện, phòng khám. Riêng với kinh nghiệm của tôi, tại những cơ sở tôi làm việc thì tỷ lệ chấn thương liên quan đến thể thao chiếm 20-25% lượng bệnh khám về cơ xương khớp.


Những chấn thương thường gặp khi tập thể dục, thể thao? Đối tượng nào dễ gặp chấn thương nhất?

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Đối tượng dễ gặp chấn thương là trẻ em, người lớn tuổi, đội tuyển chuyên nghiệp các cấp 1-2-3… Chúng ta thường nghĩ vận động viên chuyên nghiệp là đối tượng dễ bị chấn thương, tuy nhiên điều này chưa đúng. Vận động viên thường được hướng dẫn bởi huấn luyện viên chuyên nghiệp nên việc gặp chấn thương ở đối tượng này không nhiều. Nếu có thì thường là chấn thương nặng.

Những đối tượng dễ gặp chấn thương đó là:

- Người lớn tuổi;
- Em trẻ: háo thắng, hiếu động, không tuân theo sự huấn luyện;
- Người đã từng chơi thể thao.

Bộ phận thường dễ bị chấn thương là ở các cơ quan vận động, gồm 3 nhóm: xương; khớp; hệ thống dây chằng gân cơ (phần mềm).

Những bộ phận hay gặp nhất:

- Cổ tay, vai (cổ tay là phần linh hoạt của bàn tay, thường gặp trong các môn thể thao như: tennis, tập tạ, nhào lộn, cầu lông, bóng bàn...

- Vai: thường gặp khi tập luyện nặng bởi khớp vai đặc biệt hoạt động với biên độ lớn như: ném búa, ném tạ).

- Chân: thường bị chấn thương ở gối (dây chằng, rách sụn) bởi chịu lực lớn của cơ thể, chịu trọng lượng của cả cơ thể; chân cũng ít gân cơ dây chằng. Cổ chân cũng là bộ phận dễ chấn thương.

- Cột sống: thắt lưng nhiều vì phải xoay trở thường xuyên.

Sau quá trình tập luyện, những dấu hiệu nào cảnh báo đã dính chấn thương, cần tìm đến bác sĩ?
BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất là đau, sưng. Tuy nhiên, cần biết rằng chấn thương thể thao thường do quá tải, nên một số triệu chứng rất mơ hồ, hoặc thậm chí là không xuất hiện thường xuyên, chỉ khi nào tập luyện luyện kéo dài hoặc tập luyện nặng mới xuất hiện.

Chẳng hạn như tình trạng hạn chế tầm vận động, nghĩa là sau khi vận động thường thấy vướng nhưng sau 1 thời gian trở lại bình thường, chơi nhẹ thì không bị nhưng chơi nặng thì bị.

Ngoài ra, những người tập gym, bình thường sau khi tập cảm thấy sảng khoái nhưng nếu sau khi tập xong có dấu hiệu mỏi thì cần cảnh giác, có thể bạn đã chấn thương rồi.

Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị rõ ràng từ bác sĩ.
Khi xuất hiện các triệu chứng chấn thương thể thao, cần xử lý như thế nào, các bước sơ cứu ra sao? Chườm nóng, chườm đá có tác dụng trong những trường hợp như thế này? Nếu có, chườm sao cho đúng?

BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Để xử lý các chấn thương thể thao:
- Trước hết người chấn thương nên ngưng chơi, nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Nên chườm đá, không chườm nóng vì đó là chấn thương cấp tính.

- Băng ép vùng chấn thương, giơ cao để máu về tim và giảm sưng phù.

- Không nên xoa dầu, nắn bóp sau chấn thương.

- Sử dụng thuốc paracetamol, ibuprofen để giảm đau.

Những chấn thương cấp tính gây viêm cấp tính nên chườm lạnh để làm giảm đau, giảm sưng. Nếu chườm nóng sẽ làm bùng phát hiện tượng viêm, khi qua giai đoạn cấp tính thì có thể dùng chườm nóng.
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Nếu chấn thương nhẹ, tập phục hồi, cơ cứng nên chườm nóng kết hợp massage. Nếu chườm nóng nhiều sẽ gây phỏng da.

Chườm lạnh từ 5 - 10 phút với 1 túi chườm, khăn bọc đá chườm tại chỗ đau, 4-5 lần/ngày, trong 72 giờ đầu sau chấn thương là hợp lý.

Dùng thuốc: gồm 2 nhóm:

- Giảm đau thông thường như: paracetamol, ibuprofen;
- Giảm đau mạnh, kháng viêm mạnh có kê toa

Thuốc bôi ngoài da: 3 nhóm:

- Giảm đau làm nóng (không nên dùng khi chấn thương)
- Giảm đau, lạnh
- Bôi trơn.


Những người trung niên và cao tuổi thường có bệnh đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân… thì nên chọn môn thể dục nào? Nên tập luyện lúc nào? Và cần lưu ý gì khi luyện tập?

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:
Câu hỏi này của MC Thúy Quyên có 3 ý, tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, người trung niên và cao tuổi thường có bệnh đi kèm như cao huyết áp, tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân… thì nên chọn môn thể dục nào?

Tập luyện thể thao ngoài rèn luyện sức khỏe thì cần phải yêu thích. Do đó, điều đầu tiên phải thích trước đã. Tiếp đến thì cần cân nhắc xem có đủ sức tập luyện hay không? Ý này nghĩa là yêu thích nhưng phải phù hợp với sức khỏe. Vậy làm sao để biết phù hợp? Cách tốt nhất là khám với bác sĩ, sau đó sẽ có đánh giá và đưa ra lời khuyên thích hợp trên từng cá nhân người bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý, những môn va chậm, tốc độ cao thì cần hạn chế trên những người cao tuổi mà kèm theo huyết áp, tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân…

Những môn thể thao phù hợp đó là: dưỡng sinh, yoga, đi bộ, tennis vừa phải, đạp xe.

Câu hỏi thứ 2, nên tập luyện lúc nào?

Phù hợp nhất để tập luyện thể thao là buổi sáng, sau một giấc ngủ dành thời gian để tập luyện cơ thể sẽ có cảm giác khỏe hơn. Tốt nhất nên tập luyện vào lúc nghỉ ngơi, có thời gian rảnh rỗi.

Ngoài ra, nên tránh tập lúc trời mưa, quá lạnh hoặc quá nóng hay buổi đêm tập dễ đột quỵ.

Câu hỏi thứ 3, cần lưu ý gì khi tập luyện:

- Phải hởi động kỹ, bởi xương cốt của người lớn không được như còn trẻ.

- Tập từ từ, không quá nhanh.

- Tập vừa sức, không cố gắng quá sức.

- Sau khi tập xong cần tập thả lỏng, vì thả lỏng tốt thì khả năng phục hồi nhanh bằng cách đi bộ, hít thở sâu.

- Không tắm nước lạnh sau khi tập xong, nhất là buổi đêm.
Nhiều bệnh nhân gặp chấn thương thể thao nhưng không biết, bệnh nhân chịu đau dai dẳng, tìm đến các biện pháp massage, châm cứu, thậm chí tìm thầy lang để nắn, kéo, giật... Quan điểm của bác sĩ như thế nào về vấn đề này?

BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Chấn thương thể thao cần có chẩn đoán chính xác và điều trị khoa học. Massage và kéo, nắn chỉ là 1 quy trình điều trị của chấn thương thể thao.

Tổn thương cơ quan nào, mức độ nào mới có phương pháp điều trị phù hợp.

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Xoa bóp, massage giúp thư giãn tốt, nhưng kéo, nắn nên kiêng kỵ. Nhiều khi dây chằng bị giãn thì phương pháp kéo, nắn sẽ làm trầm trọng bệnh hơn, mức độ bị giãn sau kéo, nắn nặng hơn.

Tuy nhiên điều trị trong trường hợp thiếu thốn, người kéo, nắn giỏi, có chuyên môn.

Riêng bó thuốc do trật khớp, giãn dâu chằng thì cực nguy hiểm bởi sẽ gây viêm da, nhiễm trùng; làm dây chằng xơ, chai cứng, không đàn hồi.


Phẫu thuật nói chung và phẫu thuật nội soi nói riêng có phải là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị chấn thương thể thao?
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu và nhược điểm riêng. Và mỗi phương pháp điều trị sẽ tương ứng cho từng trường hợp cụ thể.

Trong ngót nghét 30 năm kinh nghiệm của tôi thì phẫu thuật chỉ chiếm 10-15% các trường hợp chấn thương thôi, số còn lại thì điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi...

Uư điểm của phương pháp nội soi là không cần mở da ra quá nhiều, ít can thiệp mô mềm xung quanh, bệnh nhân nhanh lành hơn. Ngoài ra, với phương pháp nội soi, kính sẽ giúp phóng đại lớn hơn, bác sĩ sẽ đánh giá tốt hơn.

Tuy nhiên, nếu chấn thương quá nặng thì không phẫu thuật nội soi được mà cần phẫu thuật kinh điển.


Được biết, nếu chẳng may bị chấn thương thể thao, thời gian hồi phục thường khá lâu, mất từ vài tuần đến vài tháng. Xin hỏi bác sĩ, làm sao để rút ngắn thời gian hồi phục? Các loại dầu, gel bôi có vai trò như thế nào?

BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Ông bà xưa đã có câu nói “dục tốc bất đạt”.

Chúng ta biết rằng mô tổn thương cần có quy chuẩn về thời gian để phục hồi theo đúng quy trình sinh học của cơ thể. Chúng ta không thể thay đổi quy trình sinh học của chúng được.

Để rút ngắn thời gian lành thương, cách tốt nhất là để mô lành một cách sinh học nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho nó.

Một quy trình để lành thông thường đó là: Lành mô học —> phục hồi chức năng —> phục hồi kỹ năng. Chúng ta không thể bỏ qua bất kỳ yếu tố này trong quy trình này.

BS Huy Đổng bổ sung: Chấn thương thể thao hay tái phát là vì sao? Ở nước ngoài, khi điều trị chấn thương thể thao, lành không phải hết đau mà khi nào quay trở lại tập luyện thể thao thì mới gọi là lành.

Do đó, nếu bạn bị chấn thương thể thao, khi đã hết đau không có nghĩa là lành mà cần có bác sĩ đánh giá lại chức năng rồi mới tập luyện lại.

Bác sĩ có thể đưa ra các lưu ý với những người mới vào tập để đảm bảo sức khỏe, phù hợp với lứa tuổi và tránh tập luyện quá sức dẫn đến những chấn thương hoặc “tai nạn” không đáng có?

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:
Thể thao là niềm yêu thích của mọi người. Đối với người mới tập nên:

- Chọn môn yêu thích
- Có người huấn luyện chuyên nghiệp , bán chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm hướng dẫn.
- Có hiểu biết kỹ thuật
- Có sức khỏe
- Tập đều

Khi 1 số người chơi thể thao mang tính đối kháng như bóng đá chẳng hạn, nên chơi faiplay, không hiếu thắng quá mức.

BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Thứ nhất là nên đảm bảo về mặt kỹ thuật, tập sai chắc chắn sẽ dễ chấn thương. Thứ hai là khởi động, chúng ta thường bỏ qua bước này, cần đủ thời gian, đủ tuần tự, đủ cường độ. Thứ ba, khi mới bắt đầu tập luyện thì cần lắng nghe cơ thể, sau buổi tập cảm nhận xem buổi tập này có mang lại lợi điểm gì cho chúng ta hoặc những bất thường trên cơ thể. Như tôi đã nói ở trên, chấn thương có thể biểu hiện rất kín đáo. Do đó, chúng ta cần hết sức lưu ý.
Trong hơn 60 phút diễn ra chương trình, BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng (giữa) và BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm (ngoài cùng bên phải) giải đáp nhiều thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chấn thương thể thao

PHẦN II: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC
Trần Xuân Tiến - Quảng Ninh

Chào bác sĩ,

Tôi là nhân viên văn phòng, một tuần 3 buổi tôi có chơi đá bóng với các đồng nghiệp trong công ty. Tuy nhiên, tôi thường hay bị căng cơ. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi làm sao chấm dứt tình trạng này?


BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Tôi đánh giá anh có khả năng bị chấn thương do quá tải. Anh tập bóng đá 3 buổi/ tuần là tốt nhưng không biết một buổi chơi bao nhiêu thười gian.

Theo tôi, anh nên tập giảm ½ - 1/3 thời lượng mỗi buổi tập. Hơn nữa, anh nên khởi động thật kỹ trước khi tập luyện. Ngoài ra, anh nên bù đủ nước, nhất là nước có chất khoáng để phục vụ cho việc co giãn cơ.

Nếu đã thực hiện những hướng dẫn trên mà không bớt thì anh nên đến thăm khám với bác sĩ tại trung tâm chấn thương hoặc bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.


Minh Anh - TPHCM

Vừa qua tôi đọc được bài báo một người phụ nữ bị xé rách động mạch cổ, đột quỵ khi tập động tác trồng chuối trong yoga. Tôi là huấn luyện viên yoga nên đọc tin tức này khá lo lắng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi, vì sao tập yoga cũng dẫn đến chấn thương gây đột quỵ? Với những người thường xuyên phải tập động tác khó thì cần lưu ý gì để tránh chấn thương, biến chứng không đáng có. Cảm ơn bác sĩ.
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:
Thật sự trường hợp như bạn nêu là có. Bởi, động tác trồng chuối là động tác khó trong yoga, không phải ai cũng tập được, phải có chống chỉ định với những đối tượng: xơ vữa động mạch, phình động mạch, huyết áp cao… Đồng tác trồng chuối là lộn ngược đầu lên, máu sẽ dồn lên não. Khả năng bệnh nhân này có tiền căn bị xơ vữa động mạch hoặc phình động mạch trước đó, sau đó tập nên bị vỡ.

Bạn có thể tập, bởi yoga có nhiều cấp độ, nên tập từ nhẹ đến nặng; tư vấn với chuyên viên yoga.

Yoga là môn tập dưỡng sinh theo trường phái Ấn Độ, không phải ai tập cũng đều khỏe, bởi môn thể thao nào cũng có thể gây chấn thương.
Phạm Hồng Mạnh - Thủ Dầu Một, Bình Dương

Thưa bác sĩ, làm sao phân biệt được triệu chứng đau tức do tập luyện và chấn thương?
BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:

Hồng Mạnh thân mến,

Triệu chứng nhức cơ sau tập luyện thể thao thường gặp ở người mới tập luyện. Đau nhức thường xuất hiện trễ sau 1-2 ngày khi tập một khối cơ nào đó, ví dụ như tập cơ lưng thì 1-2 ngày sau mới xuất hiện triệu chứng đau.

Đau này là đau đều cả 1 khối cơ và nó sẽ biến mất sau thời gian 1-2 ngày khi đã được nghỉ ngơi. Nó khác với hiện tượng chấn thương, đau do nguyên nhân rõ ràng, có thể là do va đập trực tiếp, căng cơ quá mức và đau khu trú tại 1 điểm, 1 chỗ. Hiện tượng đau này sẽ diễn ra trong thời gian dài nếu chúng ta không có điều trị, từ vài tuần sau chấn thương.


Phuochong…@gmail.com

Sau bao lâu có thể tập luyện sau chấn thương thể thao? Những người có tiền sử chấn thương, khi quay lại với thể thao cần lưu ý gì thưa bác sĩ? Em bị rách dây chằng chéo trước.

BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:
Thời gian có thể tập luyện thể thao sau chấn thương tùy thuộc vào nơi chấn thương,  thành phần chấn thương (cơ, gân dây chằng, khớp, xương), mức độ chấn thương, tuổi tác (nếu trẻ, khỏe mạnh thì dễ phục hồi chấn thương. Nếu lớn tuổi, có nhiều bệnh tật trong người thì thời gian phục hồi chấn thương lâu hơn).

Tuy nhiên, để phục hồi chấn thương cần có thời gian gian quy chuẩn để lành lặn về mặt mô học, sau đó mới phục hồi chức năng và kỹ năng.
Đối với trường hợp bạn bị rách dây chằng chéo trước, bởi bạn cũng không nói rõ là rách độ mấy. Nếu bạn bị rách độ 1 không phải phẫu thuật thì cần thời gian từ 6-8 tuần để phục hồi mô học. Cần 1 thời gian nữa để phục hồi chức năng. Từ 3 tháng trở đi phục hồi kỹ năng để chuẩn bị tập luyện thể dục thể thao trở lại.


Nguyễn Vương Anh Huy - 27 tuổi, TPHCM

Cháu nghe dân gian truyền miệng “ăn gì bổ nấy”, vậy cháu muốn nhanh lành vết thương sau mổ đứt dây chằng thì có cần phải ăn thiệt nhiều xương, chân giò…? Xin hỏi bác sĩ dinh dưỡng có giúp nhanh phục hồi sau chấn thương không? Nếu có thì cần ăn uống sao cho đúng cách?

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Câu hỏi của bạn rất hay và thú vị.

Ăn gì bổ đó, đúng mà cũng không đúng, đây chắc hẳn là kinh nghiệm từ dân gian. Tôi lấy ví dụ, bạn bị chấn thương mô sụn ở đầu gối nên nghĩ rằng ăn nhiều sụn sẽ tốt. Tuy nhiên, đây là sụn heo, sụn bò chứ đâu phải sụn của chúng ta. Hơn nữa, khi ăn là những loại sụn này đã qua quá trình tinh chế, nếu không đúng cách thì chất dinh dưỡng đã không còn nguyên vẹn. Do đó, không phải ăn gì bổ nấy đâu.

Đương nhiên, ăn những chất đảm bảo chất dinh dưỡng tốt thì có lợi. Tuy nhiên, dinh dưỡng chỉ là một phần nhỏ thôi, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nữa. Đó là:

1. Yếu tố từ thầy thuốc, kỹ thuật điều trị tốt.

2. Điều kiện tập luyện phục hồi chiếm đến 50%. Ví như hạt giống tốt mà không tưới nước, bón phân thì sao mà tốt được. Tương tự, nếu bạn phẫu thuật tốt nhưng bạn không biết dưỡng thì sao mà phục hồi tốt được, phải không ạ?

3. Dinh dưỡng. Bạn nên ăn nhiều chất như sau: chất đạm giúp mô bạn phục hồi tốt, khoáng chất nhất là canxi, vitamin B và C, magie có nhiều trong trái cây.
Trần Văn Thảo - 46 tuổi, Đà Nẵng

Chào các chuyên gia của AloBacsi,

Tôi có thắc mắc thế này. Khi bị chấn thương thể thao điều quan trọng nhất là tìm được cơ sở y tế có khả năng xử lý, điều trị để tránh các di chứng sau đó. Tôi được biết một số trường hợp, vì nhiều lý do mà phim chẩn đoán hình ảnh không mang lại giá trị cho việc chỉ định điều trị của bác sĩ.

Vậy xin hỏi, dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn cơ sở y tế có thể điều trị các chấn thương do thể thao gây ra? Hệ thống chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò như thế nào trong việc giúp các bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị đúng đắn?


BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Thứ nhất, phim ảnh không cho chẩn đoán, đây chỉ là dữ liệu cho chẩn đoán. Phân ảnh do người đọc có thể do ý chỉ chủ quan. Nếu ý chí chủ quan sai thì cho định hướng sai.

Thứ hai, đó là chất lượng của phim ảnh rất quan trọng. Nếu người đọc sai thì làm cả chuỗi domino sai lầm.

Vì vậy chẩn đoán không chỉ dựa vào phim ảnh mà phải dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm, khám thực tiễn lâm sàng và cơ chế chấn thương.

Tiêu chí đánh giá:

- Đi theo chuyên khoa ở những cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa như Chấn thương Chỉnh hình, Cơ Xương Khớp;

- Tìm hiểu cơ sở vật chất của bệnh viện;

- Con người: bác sĩ giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệp dày dạn, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về những triệu chứng gặp phải để bác sĩ có chẩn đoán đúng và điều trị phù hợp.

Hoàng Thanh Cường - Q.12, TPHCM

Thưa bác sĩ, em 28 tuổi, thường ngày vẫn chơi thể thao như tennis, cầu lông, thỉnh thoảng có đá bóng. Đợt vừa rồi em đau khớp gối, đi khám thì được chẩn đoán viêm khớp. Vì sao em tập luyện thể thao đều đặn mà vẫn bị viêm khớp? Có phải do em dính chấn thương mà không biết?

Em nghe nói trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp. Từ loại thường đến nano. Bác sĩ cho em hỏi, cháu vừa bị đau, viêm khớp thế này thì nên chọn loại nào? Loại nano tự nhiên thì có gì khác so với những sản phẩm còn lại? Em bị viêm dạ dày nữa ạ.

Cảm ơn bác sĩ rất nhiều vì đã dành thời gian giải đáp.
BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Thanh Cường thân mến,

Thứ nhất, cần phải trả lời lại rằng bạn có viêm khớp hay không? Theo tôi là không, vì nếu viêm khớp thì không thể tập luyện như thế được. Bạn nên kiểm tra lại. Có thể bạn bị chấn thương do tập luyện quá tải và bổ sung dinh dưỡng không tốt, không bổ sung vitamin, dưỡng chất để tập luyện thể thao. Viêm là phải có sưng, nóng, đỏ, đau. Nếu bạn có đủ 4 tình trạng này thì mới gọi là viêm được.

Thứ hai là về thuốc. Giờ tôi đi đâu cũng nghe thấy nano, như là trào lưu vậy. Nano có thể hiểu là phân tử thuốc, dược chất nhưng được gói trong màng, cho phép phân tử đó thẩm thấu nhanh, nghĩa là hấp thụ nhanh, khuếch tán nhanh. Nano không có trong tự nhiên, phải qua chiết suất. Khi dùng là bạn dùng sản phẩm tự nhiên, được bào chế dưới dạng nano.

Tốt hay không tốt còn tùy thuộc vào chât liệu thuốc, uy tín của nhà sản xuất, có phù hợp với tình trạng người bệnh hay không bạn nhé!
Phan Trịnh Ngọc Ánh - Cần Thơ

Năm nay tôi 52 tuổi, hồi còn trẻ tôi chơi bóng chuyền nhiều. 30 năm nay bây giờ tôi mới chơi lại, sau 3 tháng tôi bị thoái hóa 2 khớp gối và các khớp ngón tay, đã điều trị tại bệnh viện nhưng không khỏi.

Hiện tại khớp gối vẫn đau khi lên xuống cầu thang. Tôi có chơi được bóng chuyền hơi dành cho người cao tuổi không? Xin bác sĩ tư vấn giúp phương pháp điều trị và phương thức luyện tập?


BS.CK1 Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trả lời:
Xin đính chính một chút, cô chơi bóng chuyền 3 tháng bị thoái hóa khớp có lẽ là không đúng. Việc thoái hóa khớp đã diễn tiến lâu, cô không bị đau nhưng sau đó chơi thể thao lại thì khớp gối mới bộc lộ đau chứ không phải do chơi bóng chuyền.

Cô nên ngưng chơi một thời gian, chuyển qua chơinhững bộ môn điều hòa như đạp xe, bơi lội. Trong thời gian đó cô nên điều trị bằng những thuốc bổ khớp. Nếu giảm đau, bớt đau thì có thể chơi lại bóng chuyền, nếu đau thì ngưng chơi.

Cô cũng nên chuẩn bị kỹ khi chơi lại về mặt: dinh dưỡng, kỹ năng, sức khỏe khớp gối.

BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:
Tuổi cô đã lớn. Khi chơi lại mà bị đau là do chấn thương sau thời gian nghỉ quá lâu mà không chuẩn bị nền tảng thể lực. Cô nên chơi lại ở cấp độ nhẹ hơn.
Nguyễn Trần Viễn Châu - 52 tuổi, Hà Nội

Chào bác sĩ,

Gần đây tôi bị đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối. Đi khám bác sĩ kết luận bị thoái hóa khớp gối. Tôi sợ phẫu thuật lắm.

Tôi đọc thông tin được biết GS Nguyễn Đức Nghĩa - Nguyên Viện phó Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng 4 hoạt chất tự nhiên có trong gừng, nghệ… giúp giảm đau do thoái hóa khớp gối gây ra. Không chỉ vậy còn giúp vận động được thoải mái hơn.

Hiện tại tôi đang sử dụng aspirin, bị đái tháo đường dùng thuốc đều đặn 10 năm nay. Vậy nếu dùng sản phẩm này có bị tương tác thuốc không? Với những người mắc bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch… thì cần lưu ý gì khi sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên?


BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:

Anh đang ở độ tuổi trung niên, buổi sáng khi ngủ dậy thấy cứng khớp và nghe sột soạt, như vậy anh đã bắt đầu khô khớp. Đây không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng anh lại có kèm bệnh đái tháo đường, nó làm cho tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, anh cũng đừng lo lắng, sợ hãi, ai rồi cũng đến tiến trình này thôi.

Việc nên làm hiện tại là anh cần hỏi lại bác sĩ thoái khớp độ mấy. Thoái hóa khớp có 4 độ. Nếu ở mức độ 1 thì rất dễ chữa. Ở mức độ 2 là khi anh đi nhiều, vận động nhiều khoảng 30 - 60 phút sẽ bị đau, vài ngày sau sẽ hết triệu chứng này. Sang độ 3 là sụn mòn lắm rồi, anh sẽ nghe tiếng lọc cọc thường xuyên, đi cầu thang gây đau nhiều, gối đã có gai, lúc này là nguy hiểm rồi đấy, nhưng giai đoạn này vẫn cầm cự, duy trì được. Đến độ 4 là sụn đã tiêu rồi, có gai xương, chân biến dạng, lúc nào cũng sưng, nóng, đỏ, đau thì cần thay khớp hoặc bọc lại khớp tùy theo tình trạng của người bệnh.

Theo mô tả, tôi dự đoán anh thì ở mức độ 1 nên không cần quá lo lắng. Thoái hóa khớp chỉ phẫu thuật khi có nhu cầu, chỉ định của bác sĩ và phải đến chuyên gia.

Vấn đề thứ 2 là dược phẩm Inflapain của GS Nguyễn Đức Nghĩa, tôi cũng có dịp tiếp xúc. Anh cũng biết rằng, những dược liệu nguồn gốc từ tự nhiên đã có từ ngàn xưa, rất mạnh ở phương Đông. Trước đây các dược liệu này được bào chế bằng tay nên chất lượng không cao nhưng giờ qua phương tiện bào chế hiện đại thì rất tốt.

Ưu điểm của chiết suất là bảo vệ được dược chất tốt hơn phương pháp thủ công. Như tôi đã nói ở trên, bào chế dưới dạng nano, chất lượng thuốc được bọc lại nên hấp thu nhanh hơn.

Điểm đặc biệt, Inflapain không chỉ có Curcumin mà còn gắn với các loại dược chất khác như Nano Ginger, Chondroitin và Glucosamin là trợ lực có tác dụng chống viêm, bồi dưỡng, cung cấp dinh dưỡng cho khớp nữa.

Người bệnh đái tháo đường, huyết áp cao khi nghi ngờ có cục máu đông, uống aspirin để chống đông máu thì cần nhớ không dùng thuốc giảm đau tương tự, ví dụ như Voltaren, Mobic, kháng viêm, giảm đau non-steroid bởi có thể tương tác gây xuất huyết tiêu hóa.

Trong trường hợp này, anh hoàn toàn có thể sử dụng Inflapain, nó không có hàm lượng hàm lượng glucose nhiều, không làm tăng đường huyết.
Việt Hà - TPHCM

Cảm ơn AloBacsi đã kết nối để có chương trình tư vấn ý nghĩa như thế này. Bởi lúc em bị dính chấn thương do tập thể thao cường độ cao không biết hỏi ai cả, không biết tìm cơ sở y tế nào… Hiện em vẫn phải tiếp tục điều trị hệ quả do chấn thương gây ra.

Sau đó được người quen giới thiệu đến phòng khám Vietlife, em nghe nói thế mạnh ở đây là về cơ xương khớp, chuyên điều trị chấn thương thể thao. Nhờ AloBacsi thông tin giúp em về phòng khám này? Điều gì khiến Vietlife trở thành cơ sở y tế phát triển mũi nhọn về 2 lĩnh vực này, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ…?

Xin cảm ơn nhiều.


BS.CK1 Phan Vương Huy Đổng - Phó chủ tịch hội Y học thể thao TPHCM trả lời:
Phòng khám Vietlife có nhiều chuyên khoa, chuyên khoa mũi nhọn là Cơ Xương Khớp, Chấn thương Thể thao.

- Điểm mạnh của phòng khám Vietlife trước hết là ở tiêu chí hướng về cộng đồng nhưng không giành cho đối tượng quá sang trọng.

- Thiết bị tốt, đặc biệt là máy cộng hưởng từ, máy xét nghiệm không thua kém các bệnh viện tuyến đầu. Đội ngũ bác sĩ đọc phim ảnh chuẩn.

- Một số bác sĩ thuộc Hội Y học Thể thao cũng làm việc ở đây nên có đội ngũ bác sĩ chuyên môn tốt.

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X