Hotline 24/7
08983-08983

Chúng ta vẫn ăn hạt nhựa hàng ngày mà không hề hay biết

Những hạt vi nhựa có kích thước cực nhỏ, dĩ nhiên là bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hàng ngày, bạn vẫn ăn hạt vi nhựa mà không hề ý thức được điều đó, chỉ đến khi các nhà khoa học tiết lộ: Mọi người có thể đang ăn hàng chục ngàn hạt nhựa mỗi năm.

Đây là lượng nhựa bạn ăn vào bụng mình mỗi năm nhưng không hề hay biết
Đây là lượng nhựa bạn ăn vào bụng mình mỗi năm nhưng không hề hay biết

Trung bình, trong 5 gam muối có chứa 3 hạt vi nhựa


Việc con người sử dụng nhựa trong suốt những thập kỷ qua đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học cho biết đại dương của chúng ta đang ngập tràn những hạt vi nhựa  - có kích thước từ 5-100nm - và chúng thực sự có thể nhiễm vào các loài sinh vật biển.
Mặt khác, các loài sinh vật này nằm trong chuỗi thức ăn của con người, bởi vậy, cuối cùng hạt vi nhựa có thể đi vào dạ dày của bạn thông qua việc ăn hải sản, thậm chí là muối biển.

Những hạt vi nhựa có kích thước cực nhỏ, dĩ nhiên là bạn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hàng ngày, bạn vẫn ăn hạt vi nhựa mà không hề ý thức được điều đó, chỉ đến khi các nhà khoa học tiết lộ: Mọi người có thể đang ăn hàng chục ngàn hạt nhựa mỗi năm.

Nghiên cứu thực hiện tại Châu Âu cho biết, khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như trai, hàu, sò…, bạn có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa. Lượng này có thể thay đổi theo từng quốc gia, nhưng trung bình những người hay ăn hải sản, với các món từ động vật có vỏ, có thể nuốt vào 11.000 hạt vi nhựa mỗi năm.

Riêng đối với cá, khó để biết được lượng hạt vi nhựa trong thịt của chúng. Hầu hết các nghiên cứu cho đến nay chỉ xác định được lượng hạt vi nhựa trong dạ dày và ruột cá, hai phần thường được loại bỏ khi chế biến.

Một số nghiên cứu khác tìm thấy hạt vi nhựa trong gan cá, chứng tỏ nhựa từ đường tiêu hóa có thể xâm nhập vào các bộ phận khác trên cơ thể chúng. Hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong cá đóng hộp. Tuy nhiên, số lượng của chúng khá ít.

Trung bình, mỗi hộp cá chỉ có khoảng 5 hạt vi nhựa. Các hạt này có thể nhiễm vào từ không khí hoặc từ quá trình đóng hộp.

Một nguồn thực phẩm khác có thể nhiễm vi nhựa từ biển là muối. Một kg muối biển có thể chứa hơn 600 hạt vi nhựa. Nếu bạn ăn tối đa 5 gam muối mỗi ngày, điều này có nghĩa là bạn cũng tiêu thụ 3 hạt vi nhựa trong đó.

Tuy nhiên, có một số nghiên cứu khác chỉ ra số lượng vi nhựa trong muối biển còn có thể nhiều hơn 600 hạt/kg.
a

Các hạt nhựa trong không khí

Mỗi bữa ăn bạn đang nuốt cả trăm mảnh nhựa mà không hề hay biết. Và bạn sẽ thực sự sốc nếu biết nguồn gốc của số nhựa này đến từ đâu.

Dù đồ ăn có thể sạch và an toàn đến mức nào, thì nhiều khả năng chúng ta vẫn đang phải ăn hàng trăm mảnh nhựa nhỏ mỗi bữa. Chúng không phải đến từ thực phẩm, mà chính là trong không khí.

Chắc bạn chưa biết rằng, những mảnh nhựa cực nhỏ là một dạng bụi mới vừa được phát hiện. Chúng xuất hiện dưới dạng sợi hoặc mảnh vụn, sinh ra từ các sợi vải tổng hợp, và do các mảnh nhựa lớn bị phân hủy bởi tia cực tím từ mặt trời.

 mỗi khi chúng ta ngồi xuống bàn ăn thì lập tức sẽ có khoảng 100 hạt nhựa trong không khí rơi vào đồ ăn của chúng ta.
Mỗi bữa ăn bạn đang nuốt cả trăm mảnh nhựa mà không hề hay biết

Những mảnh nhựa có khắp nơi…


Nghiên cứu mới từ ĐH Heriot-Watt (Anh Quốc) cho thấy, mỗi khi chúng ta ngồi xuống bàn ăn thì lập tức sẽ có khoảng 100 hạt nhựa trong không khí rơi vào đồ ăn của chúng ta.

Trên thực tế, việc rác thải nhựa trên các đại dương khiến cho nhiều người cảm nhận rằng sinh vật biển tích tụ một số lượng nhựa không nhỏ trong cơ thể chúng. Nhưng khi các chuyên gia tiến hành so sánh số lượng hạt nhựa trong các sinh vật có vỏ (trai, hến) mà con người ăn, thì kết quả không giống như vậy.

Với mỗi con, số hạt nhựa chỉ rơi vào khoảng 1 - 2 mảnh, thậm chí ít hơn. Ước tính dù có ăn cả năm, số hạt nhựa do các loài vật này mang lại cũng chỉ trên dưới 100 mảnh thôi, không đủ để gây hại.

Để chứng minh, các nhà khoa học đã kiểm tra số lượng hạt nhựa này với một chiếc đĩa chứa thức ăn với kích thước lớn. Kết quả cho thấy có đến 114 mảnh nhựa rơi vào đĩa đồ ăn của bạn mỗi bữa.

Nguy cơ khủng khiếp từ hạt nhựa


Đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo, khi chúng ta đã "trung thành" quá lâu với việc sử dụng các sản phẩm bằng nhựa, từ túi nilon, ly nhựa, đến chén, bát đĩa nhựa...

Bạn có thể mắc các bệnh liên quan đến ung thư, dị tật bẩm sinh, các vấn đề về hệ thống miễn dịch nếu thường xuyên ăn phải nhựa.

Lý do là vì theo thống kê của Liên Hợp Quốc, nhiều loại nhựa có chứa hóa chất gây ung thư như DEHP (Diethylhexyl phthalate) hoặc BPA (bisphenol-A). Riêng BPA có thể gây rối loạn hormone, khiến con cái sinh ra bị dị tật nặng nữa. (Tham khảo: IFL Science)

Các nguồn thực phẩm khác có chứa hạt vi nhựa


Một số nghiên cứu cũng chứng minh ngay cả động vật trên cạn cũng có thể nhiễm hạt vi nhựa. Nhưng cũng như cá, các hạt vi nhựa thường mới chỉ được tìm thấy trong đường tiêu hóa của chúng.

Một nghiên cứu về gà ở Mexico cho thấy trung bình mề gà có khoảng 10 hạt vi nhựa. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy hạt vi nhựa trong mật ong và bia. Chúng ta có thể nuốt hàng chục hạt vi nhựa trong mỗi chai bia chúng ta uống.

Có lẽ nguồn hạt vi nhựa lớn nhất mà chúng ta tiêu thụ là nước đóng chai. Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra một loạt các chai nước bằng thủy tinh và nhựa đang bán trên thị trường, họ đã tìm thấy hạt vi nhựa trong 90% mẫu phẩm. Các chai nước dùng một lần chứa từ 2 đến 44 hạt vi nhựa mỗi lít.

Những hạt vi nhựa (màu vàng) lơ lửng trong nước đóng chai được nhuộm đỏ để xét nghiệm
Những hạt vi nhựa (màu vàng) lơ lửng trong nước đóng chai được nhuộm đỏ để xét nghiệm

Trong khi các chai tái sử dụng chứa từ 28 đến 241 hạt/ lít. Các hạt vi nhựa đến từ vỏ chai, có nghĩa là càng đổ nước vào chai nhựa để tái sử dụng, bạn càng có nguy cơ nuốt phải nhiều hạt vi nhựa hơn.

Cũng có bằng chứng cho thấy hạt vi nhựa trong thực phẩm được nhiễm vào từ bụi trong nhà. Một nghiên cứu gần đây ước tính rằng chúng ta có thể ăn 70.000 hạt vi nhựa lắng lắng xuống bữa tối từ không khí mỗi năm. Và đó mới chỉ là một bữa ăn duy nhất trong ngày.

Bây giờ, chúng ta biết rằng mình có thể đang ăn phải những hạt vi nhựa vô hình trong hải sản, các động vật có vỏ. Nhưng dường như nước đóng chai mới là một nguồn phơi nhiễm hạt vi nhựa lớn nhất. Mặc dù vậy, các nhà khoa học thực sự chưa nói cho chúng ta biết, ăn phải các hạt vi nhựa thì có hại đến mức nào. Chúng ta chỉ biết rằng mình đang ăn phải chúng mà thôi.

a
Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM Mary Tarnowka khẳng định sự tích tụ của các mảnh rác vụn dưới biển là một vấn đề do con người tạo ra vì vậy nó đòi hỏi một giải pháp đến từ con người. Ảnh: Thu Hằng

Cá "hồn nhiên ăn no" nhựa, chúng ta ăn cá có sao không?

"Khi bạn ăn cá, chắc bạn chẳng hề nghĩ đến chuyện con cá đó đã ăn gì - nhưng đã đến lúc suy ngẫm. Hơn 50 loài cá bị phát hiện đã ăn vào các loại rác nhựa trên biển" điều này có nghĩa là khi bạn ăn cá, có thể bạn cũng đang ăn cả nhựa…

Đây là một vấn đề được tờ Washington Post đặt ra trong những bài viết gần đây trong bối cảnh tình trạng rác thải nhựa đang gây báo động hơn bao giờ hết.

Riêng trong năm 2017, số rác nhựa thải ra biển đã bằng một nửa tổng số rác nhựa thải ra kể từ khi nhựa ra đời. Trong khi đó, Việt Nam là một trong năm quốc gia thải rác nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới!

Chủ đề này cũng đã được đưa ra trong sự kiện "Ngày Trái đất" do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TPHCM tổ chức hôm 19/4.

Phát biểu tại sự kiện, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP HCM -Mary Tarnowka khẳng định sự tích tụ của các mảnh rác vụn dưới biển là một vấn đề do con người tạo ra vì vậy nó đòi hỏi một giải pháp đến từ con người.

"Khi chất thải của chúng ta xâm nhập vào các sinh cảnh biển, nó di chuyển qua các đại dương và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Vì vậy, bảo vệ môi trường của chúng ta không chỉ là một thách thức của Chính phủ mà đó là trách nhiệm của cộng đồng"- bà Tarnowka nhấn mạnh.

Những thông tin về cá chết do ăn phải nhựa không ngừng nổi lên trong thời gian qua. Gần đây nhất phải kể tới vụ chú cá nhà táng xấu số được tìm thấy hồi tháng 2 ở bờ biển Murcia, miền nam Tây Ban Nha, mất mạng do bị sốc dạ dày và đường ruột sau khi nuốt 29 cân rác nhựa. Thông tin này đã được TS Davia Saiia - Đồng sáng lập của Viện Reuse Everything (REII-Mỹ), nêu cao tại sự kiện để phần nào thể hiện sự cấp bách của vấn đề cần được cả cộng đồng chung tay giải quyết này.

Vị tiến sĩ nhấn mạnh vấn đề cá chết vì rác thải nhựa này đang gây tắc nghẽn chuỗi thức ăn của Trái đất. Đến một sinh vật to lớn và mạnh mẽ như cá nhà táng cũng chết vì ăn phải rác nhựa!

Theo các chuyên gia, rác thải nhựa trên biển đang tạo nên những bi kịch đau lòng với sinh vật ở đây, những con cá chết được tìm thấy với những cái bụng "no nê nhựa", nhưng thực ra lại mất mạng vì đói. Nhựa xâm nhập vào cơ thể cá làm chúng không còn chỗ cho thức ăn, từ đó chúng bị chết đói.

Giải pháp xử lý rác thải nhựa được REII đưa ra là thiết kế một máy xử lý rác nhựa sử dụng sóng siêu âm và tái chế. Biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu rác thải nhựa mà còn đem lại các cơ hội giảm nghèo cho cộng đồng.


Trần Văn Phụng (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X