Hotline 24/7
08983-08983

“Chung sống” hòa bình với đái tháo đường type 2: Tại sao không?

Đái tháo đường type 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại tim, thận, mắt, não... Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình, khống chế được căn bệnh này bằng cách sống lành mạnh, lạc quan kết hợp chế độ dinh dưỡng đúng cách.

Bên cạnh các dịch bệnh mới nổi, tiểu đường được cho là căn bệnh đang trở lại và có tốc độ gia tăng nhanh. Dự kiến trong vòng 10 năm tới, số ca mắc tiểu đường sẽ tăng hơn 50% so với hiện nay, đặc biệt ở các nước có thu nhập trung bình trở lên, con số này có thể lên tới 80% các ca hiện nay.

Nó được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, là nguyên nhân tử vong xếp hàng thứ 3 thế giới sau ung thư và tim mạch.

Tiểu đường type 2 là gì?


Tiểu đường là một bệnh mãn tính, xảy ra khi lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể tăng cao.
Nếu bạn bị tiểu đường type 2, còn gọi là tiểu đường khởi phát ở người lớn hoặc tiểu đường không phụ thuộc insulin, cơ thể bạn vẫn sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách.

Nếu tiểu đường type 1 tuyến tụy không thể tiết ra insulin thì tiểu đường type 2 tuyến tụy vẫn hoạt động như tiểu đường, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.

90% đến 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường type 2. Đây là căn bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi, từ 40 tuổi trở lên, bệnh xuất hiện ở người trẻ thường là do có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Bệnh thường diễn biến âm thầm đến khi xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng người bệnh mới biết mình mắc bệnh.

Tiểu đường type 2 có nguy hiểm không?



Bệnh tiểu đường thường được phát hiện trễ do tình trạng tăng đường trong máu diễn ra âm thầm và trải qua nhiều năm tháng mà không có triệu chứng gì. Cho đến khi người bệnh có triệu chứng tăng đường huyết điển hình trong lâm sàng thì mới phát hiện. Qua thực tế cho thấy, những người bị đái tháo đường thường bị tăng đường huyết trước khi phát hiện bệnh khoảng 5-7 năm.

Nếu tăng đường huyết kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng của mạch máu lớn, mạch máu nhỏ và những biến chứng ngoài mạch máu. Việc các mạch máu bị tổn thương sẽ làm suy yếu các chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Cụ thể, biến chứng ở mạch máu nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt (bệnh võng mạc, có thể gây mù lòa); thận (có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không hồi phục, phải chạy thận hoặc ghép thận).

Biến chứng ở mạch máu lớn sẽ ảnh hưởng đến tim mạch (bệnh động mạch vành kèm đau ngực, đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch), não, các động mạch ngoại biên chi dưới (gây ngứa, tê, rát hoặc đau ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan rộng, có thể gây mất cảm giác hoàn toàn ở chân tay. Các vết loét và mụn nước có thể gây nhiễm trùng khó lành, có thể phải cắt bỏ chi).

Làm sao nhận biết tiểu đường type 2?


Những triệu chứng điển hình của đái tháo đường type 2 gồm:

- Khát nước nhiều và đi tiểu thường xuyên. Khi tích tụ dư thừa đường trong máu, chất dịch được kéo từ các mô. Điều này có thể làm cho khát nước. Kết quả là, có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

- Hay cảm thấy đói. Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội.

- Giảm trọng lượng, có thể giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để làm giảm đói. Nếu không có khả năng sử dụng đường, cơ thể sử dụng nhiên liệu thay thế được lưu trữ trong cơ và chất béo. Năng lượng bị mất là đường trong nước tiểu.

- Mệt mỏi, nếu các tế bào đang bị tước đoạt đường, có thể trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

- Mờ mắt. Nếu lượng đường trong máu quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực.

- Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng.

- Vùng da tối, một số người bị đái tháo đường type 2 có vùng da mượt màu đen trong các nếp gấp và nếp nhăn của các cơ quan - thường ở nách và cổ. Tình trạng này, được gọi là rối loạn sắc tố da, có thể là một dấu hiệu của sức đề kháng insulin.

Tiểu đường type 2 có chữa được không?


Bệnh tiểu đường vốn được coi là mãn tính, người bệnh chỉ có cách duy nhất là chung sống với nó suốt đời. Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng điều đó không phải là dấu chấm hết, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình, khống chế được tiểu đường type 2 bằng cách sống lành mạnh, lạc quan kết hợp chế độ dinh dưỡng đúng cách.

Về chế độ dinh dưỡng:

Chế độ ăn uống hợp lý không có nghĩa phải sống trong "thiếu thốn", kiêng khem. Việc ăn uống đúng cách mới là quan trọng nhất.

Khi ăn, người bệnh cần tính trọng lượng chất bột đường vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đường máu. Hãy nhìn vào bữa ăn và nhẩm tính mình muốn ăn gì? Món nào có chất bột đường? Khối lượng nên ăn? Cân bằng các chất đạm, chất béo, chất bột đường, rau, quả chín.

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường type 2 nên có: 50% là rau củ không tinh bột, 50% còn lại sẽ bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe khác: ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các loại hạt, đậu, sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo và một lượng nhỏ trái cây tươi cũng như các chất béo lành mạnh.

Bạn nên hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột chuyển hóa trong khẩu phần ăn của mình, bao gồm soda, kẹo cứng, các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn như bánh bắp, khoai tây chiên… Chất làm ngọt nhân tạo trong các loại thức ăn này không nhất thiết sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhưng chúng vẫn có tác động lên đường huyết.

Chế độ ăn của người tiểu đường cần cân đối các chất dinh dưỡng - Ảnh: diabetna

Đối với chất đạm: Hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, patê, xúc xích... thay vào đó hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu... nên ưu tiên cá mòi và cá trích vì trong chúng có chứa chất béo có lợi cho việc chống lại bệnh tim mạch và ung thư. Người bị tiểu đường (đái đường) có thể ăn các loại thịt nạc heo, nạc bò đã lấy sạch mỡ.

Tránh tuyệt đối da gà, da vịt bởi chứa rất nhiều cholesterol. Nên chọn cách chế biến là luộc, kho, nướng hơn là chiên.

Phương thức chế biến chủ yếu là luộc, nướng hoặc hầm chứ không nên chiên xào.

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường nên ăn khoảng 400 gram rau và trái cây tươi, vừa chống lão hóa, vừa bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất. Nên ăn luôn cả phần vỏ trái hơn là ép lấy nước uống do chất xơ ở lớp là thành phần quan trọng làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt, người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, mãng cầu, nhãn...

Thức ăn được dán nhãn “không có đường” hay “đồ ăn kiêng cho người tiểu đường” không có nghĩa là trong đó không có chất bột đường. Chẳng hạn như 100g bột sữa dành cho người tiểu đường thường có 50-55g chất bột đường, sau khi pha chế: mỗi cốc sữa tiêu chuẩn thường có 25-30g chất bột đường. Vậy nên đừng ngạc nhiên nếu sau khi uống sữa dành cho người tiểu đường thấy đường máu vẫn tăng cao.

Trong những ngày lễ, ngày có tiệc thì bệnh nhân cần thử đường máu trước khi uống rượu: rượu có thể gây hạ đường máu. Do vậy nên thử đường máu trước khi định có kế hoạch uống rượu. Hãy ăn đồ ăn có chứa chất bột đường. Nếu chỉ nhấm nháp những thứ đồ nhậu như nem chua, quả cóc, thịt bò khô, pho-mat mà uống nhiều rượu sẽ làm gan sản xuất ra ít đường hơn nên dễ bị hạ đường máu. Lý tưởng nhất là chỉ uống rượu sau khi đã ăn đầy đủ bữa cơm.

Khuyến cáo về khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường có cân nặng trung bình 50kg - Nguồn: BV103

Về tập luyện:

Không nên giấu người thân, bạn bè trong bữa tiệc về bệnh tiểu đường vì các triệu chứng say rượu và hạ đường máu giống nhau. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ thì người đó sẽ ở bên và có thể giúp thử đường máu.

Đi bộ sau khi ăn: nên đi bộ sau khi ăn chừng 1 giờ. Sự vận động giúp làm giảm đường máu do tiêu thụ phần thức ăn thường đưa vào quá mức trong các bữa tiệc tùng.

Khống chế stress: sự qúa tải công việc chuẩn bị cho kỳ nghỉ hay thái quá trong những ngày lễ thường khiến chúng ta rơi vào tình trạng stress. Và khi bị stress đường máu sẽ bị tăng cao do các hoc-môn chống stress được tiết ra nhiều. Đi bộ, nghe nhạc nhẹ, khiêu vũ.. hoặc các hình thức giải trí theo sở thích giúp khống chế stress tốt.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện thì người bệnh tiểu đường cần tuyệt đối tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự tiện thay đổi thuốc, thay đổi liều khi chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Mặt khác, giữ đường huyết của bạn trong vùng an toàn, đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của chính bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nếu bạn kiểm soát đường huyết được trong vùng an toàn thì cũng giống như bạn đang sống trong một xã hội được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ có sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc.

Theo Hiệp hội TĐ Hoa Kỳ (ADA), đối với đa số bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết an toàn là:

Trước bữa ăn: 90 - 130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l)
Sau bữa ăn 1 - 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l)
Trước lúc đi ngủ: 110 - 150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l)

Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng… mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều. Hãy hỏi bác sĩ về mức đường huyết an toàn mà bạn cần đạt.

Cuối cùng, phát hiện sớm đái tháo đường giúp con người gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường. Do đó, đừng quên khám sức khỏe định kỳ 1 năm/ 2 lần để phát hiện sớm các bệnh lý của cơ thể, trong đó có đái tháo đường nhằm tìm hướng xử trí, điều trị thích hợp.

Anh Đức (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X