Hotline 24/7
08983-08983

Chủng ngừa phế cầu cho người cao tuổi

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây ra những bệnh như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Trẻ em dưới 2 tuổi nên được chủng ngừa vaccine. Bạn nên cân nhắc việc chủng ngừa nếu bạn trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh về phổi, tim, thận, gan hoặc hệ thần kinh.

Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây ra những bệnh như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Trẻ em dưới 2 tuổi nên được chủng ngừa vaccine. Bạn nên cân nhắc việc chủng ngừa nếu bạn trên 65 tuổi hoặc đang mắc bệnh về phổi, tim, thận, gan hoặc hệ thần kinh.

Phế cầu là gì?


Phế cầu là loại vi khuẩn có thể gây viêm phổi, viêm màng não và những bệnh nhiễm trùng khác. Viêm phổi do phế cầu chiếm tỷ lệ khoảng 1 trên 1000 người lớn mỗi năm. Phế cầu có thể tấn công bất kì ai. Tuy nhiên, trẻ em, người già và những nhóm người đặc biệt có nguy cơ khuẩn phế cầu cao hơn.

Ai cần chủng ngừa phế cầu?


Những đối tượng nên chủng ngừa vaccine phế cầu

3 nhóm người nên được chủng ngừa:

- Trẻ em.
- Người già trên 65 tuổi.
- Một số người khác có nguy cơ cao (chi tiết bên dưới).

Tất cả trẻ em


Chủng ngừa chống phế cầu là một phần của chương trình chủng ngừa thường quy cho trẻ em. Lịch chủng ngừa gồm 3 mũi thường tiêm vào lúc trẻ 2 tháng, 4 tháng và khoảng giữa 12 đến 13 tháng tuổi.

Tất cả người già


Tất cả người già trên 65 tuổi nên được chủng ngừa, gồm 1 mũi vaccine duy nhất.

Nhóm nguy cơ khác


Những người từ 2 tháng tuổi trở lên, thuộc 1 trong các nhóm nguy cơ sau nên được chủng ngừa:

- Không có hoặc thiểu năng lách.
- Mắc các bệnh phổi mạn tính. Ví dụ như viêm phế quản mãn, khí phế thũng, xơ phổi và hen (cần dùng steroid dạng xịt hoặc dạng uống thường xuyên).
- Mắc các bệnh tim mạn tính. Ví dụ bệnh tim bẩm sinh, đau thắt ngực, suy tim hoặc từng bị nhồi máu cơ tim.
- Mắc các bệnh thận mạn. Ví dụ hội chứng thận hư, suy thận hoặc đã được ghép thận.
- Mắc các bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan mạn.
- Mắc bệnh tiểu đường, cần insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh.
- Suy giảm miễn dịch. Ví dụ như nếu đang được hóa trị hoặc điều trị bằng steroid (kéo dài hơn 1 tháng) hoặc nhiễm HIV/AIDS.
- Có cấy ghép ốc tai điện tử.
- Có shunt dịch não tủy (một shunt thoát chất dịch bao quanh não).
- Là thợ hàn hoặc tiếp xúc với khói kim loại trong công việc của bạn. Có mối liên quan chặt chẽ giữa nghề hàn và bệnh do phế cầu, đặc biệt viêm phổi do phế cầu.

Những loại vaccine


Có 2 loại vaccine bảo vệ chống lại nhiễm phế cầu

- Vaccine phế cầu liên hợp (PCV).
- Vaccine phế cầu polysaccharide (PPV).

Cả hai đều được chủng ngừa bằng đường tiêm. Cả hai loại vaccine đề chứa nhiều thành phần để bảo vệ chống lại nhiều chủng phế cầu nhưng khác nhau về số lượng chủng mà chúng bảo vệ chống lại. Hơn nữa, vaccine PPV hoạt động không tốt ở trẻ em dưới 2 tuổi do đó hay dùng vaccine PCV để chủng ngừa cho trẻ dưới 2 tuổi.

Vaccine PPV và PCV không chứa thiomersal, không chứa tổ chức sống nên không có khả năng gây bệnh.

Vaccine kích thích cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại khuẩn phế cầu. những kháng thể này bảo vệ cơ thể bạn khỏi những bệnh bạn có thể mắc do phế cầu. Vaccine bảo vệ bạn khỏi nhiều (không phải tất cả) chủng phế cầu khác nhau.

Lịch chủng ngừa phế cầu cho trẻ em dưới 2 tuổi


Trẻ em thường được chủng ngừa 3 mũi PCV vào lúc 2 tháng, 4 tháng và giữa khoảng 12 đến 13 tháng tuồi. 2 mũi đầu tiên thường được chủng cùng lúc với vaccine ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt - Haemophilus influenza type B (DPT/IPV/HiB) (được tiêm vào vùng khác nhau của cơ thể với mũi tiêm riêng biệt). Mũi thứ 3, vào khoảng giữa 12 đến 13 tháng tuổi, thường được chủng cùng thời điểm với HiB và vaccine MenC (Viêm màng não C) và vaccine ngừa sởi – quai bị - rubella (MMR vaccine).

Nếu trẻ ở khoảng 1 đến 5 tuổi chưa từng được chủng ngừa mũi PCV nào, hoặc chỉ được chủng 1 mũi trước trước đó, nên được chủng ngừa thêm 1 mũi PCV nữa.

Lịch chủng ngừa cho người già và những người có nguy cơ


Những người trên 65 tuổi và những người khác ở bất kì lứa tuổi nào nằm trong danh sách nhóm nguy cơ phía trên nên được chủng ngừa PPV. PPV với một mũi duy nhất. Vaccine tạo miễn dịch suốt đời cùng chống lại nhiều loại phế cầu.

Trẻ em nằm trong nhóm nguy cơ và đã được chủng ngừa trong chương trình tiêm chủng thường quy với PCV nên được chủng thêm 1 mũi PPV sau khi tròn 2 tuổi (vào thời gian sớm nhất nhưng cần cách mũi PCV cuối cùng ít nhất 2 tháng).

Trẻ em thuộc nhóm nguy cơ, dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng thường quy với PCV cần được chủng cả PCV và PPV. Lịch tiêm phụ thuộc vào tuổi và điều kiện tài chính gia đình. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc này.

Lưu ý cho những nhóm đặc biệt


- Nếu bạn được phẫu thuật cắt lách, bạn cần được chủng ngừa ít nhất vào 2 tuần trước, lý tưởng là vào từ 4-6 tuần trước phẫu thuật. Nếu không chủng ngừa trước phẫu thuật được, bạn nên chủng ngừa vào 2 tuần sau phẫu thuật.

- Nếu bạn đang được hóa trị hoặc xạ trị, lý tưởng bạn nên chủng ngừa vào 4-6 tuần trước khi bắt đầu liệu pháp điều trị.

- Thông thường, liều vaccine tăng cường không cần thiết trong những trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, ở những người thiểu năng lách hoặc suy thận mạn, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần dần theo thời gian. Vì vậy, những người này nên được chủng 1 liều tăng cường sau mỗi 5 năm.

Có tác dụng phụ không?


Chủng ngừa phế cầu thường không gây ra vấn đề gì lớn. Thỉnh thoảng có thể đau nhẹ và sưng tại chỗ tiêm. Có thể sốt nhẹ trong khoảng 1 ngày sau tiêm. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và nhanh chóng trôi qua.

Ai không nên chủng ngừa phế cầu?


- Nếu bạn có tiền sử phản ứng với vaccine phế cầu trước đó.

- Có thể hoãn tiêm vaccine nếu bạn đang bệnh, hoặc con bạn đang bệnh, hoặc đang sốt cao.

- Không cần thiết hoãn tiêm vaccine nếu bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ hoặc con bạn bị nhiễm trùng nhẹ, ví dụ như ho, cảm lạnh hay nghẹt mũi.

Vaccine này có thể tiêm cho phụ nữ có thai khi đang cần miễn dịch mà không thể trì hoãn. Đồng thời vaccine này cũng an toàn trong thời gian cho con bú.

Theo Diệp Thế Bảo Trâm - Y học cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X