Hotline 24/7
08983-08983

Chứng mề đay không “chừa” ai trong mùa giá rét

Chứng mề đay không chừa một ai trong những ngày thời tiết giá rét này. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Chứng nổi mề đay hay phát ban rất dễ xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp. Nhất là khi giá rét kèm theo với mưa phùn khiến cơ thể bị dị ứng, có thể dẫn đến sốc và tử vong.

Khi bị nhiễm lạnh, cơ thể sẽ kích thích sản xuất ra nhiều histamin và các hóa chất khác gây nổi mề đay, mẩn ngứa và nhiều triệu chứng dị ứng khác.

Nổi mề đay xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi nhưng đe dọa nhiều hơn ở trẻ em và những người mắc các bệnh nhiễm virus, viêm phổi, các bệnh về đường hô hấp.

Nổi mề đay có thể toàn thân hay cục bộ ở vùng da tiếp xúc với không khí lạnh từ 4 - 10 độ C, hoặc có thể cao hơn.

Các bệnh nhiễm virus, cảm lạnh có thể dẫn tới nổi mề đay trong mùa lạnh.

Các bệnh nhiễm virus, cảm lạnh có thể dẫn tới nổi mề đay trong mùa lạnh.

Chứng nổi mề đay có thể dẫn tới các triệu chứng khó chịu cho cơ thể như sưng tay, sưng môi, sưng lưỡi và họng, gây khó thở. Nếu nặng có thể khiến bệnh nhân đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, phù não, khó thở cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, nguy cơ gây tử vong cao.

Vì vậy, khi bị nổi mề đay cục bộ, chúng ta không nên xem thường mà nên chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị mề đay do nhiễm lạnh, bạn có thể dùng thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa và nổi mề đay như loratadine, fexofenadine. Nếu nổi mề đay do liên quan đến một bệnh đường hô hấp thì cần dùng thuốc chữa dứt bệnh đó như: cảm cúm, nhiễm virut, viêm phổi...

Với tính nguy hiểm của nó, mọi người cần biết cách phòng tránh nổi mề đay để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết giá rét này.

Trước hết, bạn cần giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với nước lạnh, mặc đủ ấm khi đi ra ngoài. Đồng thời, giữ vệ sinh thân thể và răng miệng thường xuyên để tránh mắc mắc bệnh do virut, tạo điều kiện cho nổi mề đay. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt tận gốc vi khuẩn bám trên răng miệng.

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để phòng ngừa chứng nổi mề đay. Các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, ốc, lạc, dứa... và rượu, bia là những thứ mà người bị nổi mề đay hay sắp có nguy cơ nên tuyệt đối tránh để tránh bệnh trầm trọng thêm. Đồng thời, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất đề kháng như trứng, ngũ cốc, rau củ quả,... để nâng cao sức đề kháng cơ thể trong mùa lạnh.

Theo Linh Nhi - Sức khỏe gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X