Hotline 24/7
08983-08983

Chức năng của gan trong cơ thể và các bệnh ở gan

Gan thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ từ sản xuất protein, cholesterol và mật để lưu trữ các vitamin, khoáng chất và thậm chí là carbonhydrate.

Chức năng của gan trong cơ thể và các bệnh ở gan. Ảnh minh họa: hk.epochtimes.com Chức năng của gan trong cơ thể và các bệnh ở gan. Ảnh minh họa: hk.epochtimes.com
Chức năng của gan trong cơ thể và các bệnh ở gan. Ảnh minh họa: hk.epochtimes.com

Gan là một bộ phận quan trọng đảm nhiều nhiều chức năng không thể thiếu trong bộ máy cơ thể. Hơn thế nữa, gan còn là một trong những cơ quan có khối lượng công việc nặng nề nhất trong cơ thể, nên bất cứ một sự suy yếu nào của gan đều tất yếu dẫn theo nhiều sự suy sụp khác.

Gan là cơ quan phải đối đầu với rất nhiều mối nguy hiểm đe doạ dẫn đến thương tổn và bệnh tật. Các độc tố một khi xâm nhập cơ thể nhất thiết phải đi qua gan, vì như chúng ta đã biết, gan là tiền đồn kiểm soát trước khi cho phép các chất hoà tan trong máu được đưa vào sử dụng.

Vậy gan có các vai trò cụ thể nào trong cơ thể?

1. Chức năng khử độc
 
Nhiệm vụ quan trọng nhất của gan đó là thanh lọc ra khỏi cơ thể những chất độc có trong thức ăn, không khí xâm nhập vào cơ thể.  Gan còn lọc ra khỏi máu các chất độc như rượu, thuốc men và các hoá chất khác khi đưa vào cơ thể bằng đường uống, hoặc hít vào, hoặc ngấm qua da. Các chất này được gan thanh lọc rồi đẩy ra ngoài qua đường tiểu hoặc đường đại tiện

2. Nhiệm vụ chuyển hóa chất

Nếu ví con người là một cỗ máy thì gan là bộ lọc năng lượng. Gan có khả năng chế biến các chất từ thức ăn hoặc thanh lọc các thứ ta hít phải và những chất được hấp thụ qua da. Gan biến đổi một số chất do chính cơ thể tiết ra qua các đường tiêu hóa,…

Chất đường

Là chất có trong các đồ ăn chính hàng ngày như cơm, bánh mỳ, lúa mạch… Sau khi ăn, đường được men dạ dày tiêu hóa thành các chất đơn giản dễ dàng ngấm vào trong máu. Gan sẽ tiếp nhận một phần chất này dự trữ, khi lượng đường trong máu giảm gan sẽ để đường vào máu đưa trở lại. Nhờ vào khả năng đó mà đường trong máu luôn được giữ ở mức đổn định.

Chất đạm

Có trong các loại thức ăn như cá, thịt, khi được dạ dày tiêu hóa biến đổi vào máu được gọi là chất acid amin. Qua đường máu khi acid amin đến gan sẽ được tổng hợp thành nhiều loại chất đạm nhằm phục vụ cho các hoạt động trong cơ thể. Điều này tương tự như một nhà máy có thể chế tạo ra các mẫu xe, loại xe khác nhau.

Chất mỡ

Các bạn biết đến bệnh nhiễm mỡ trong máu nhưng có biết gan chính là bộ phận tạo ra cũng như kiểm soát lượng mỡ này. Gan tạo ra lượng mỡ nhằm cung cấp chất cần thiết để tạo ra những nội tiết tố giới tính và một số vitamin.

3. Chức năng bài tiết

Gan phải liên tục bài tiết ra dịch mật. Trong dịch mật có nhiều chất quan trọng nhưng có hai phần chính quan trọng nhất.

Muối mật là chất giúp cho chất mỡ khi ăn vào có thể tan được trong nước. Giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu mỡ một cách tốt nhất. Ngoài chất mỡ muối mật còn giúp hấp thu các vitamin tan trong mỡ như A,D,E,K. Bệnh nhân hay bị ngứa là do muối mật đọng lại ở dưới da.

Sắc tộ mật (G) nhằm bài tiết các chất không chỉ sản xuất trong gan mà còn các chất được tạo ra từ nơi khác. Sắc tố mật trực tiếp được bài tiết qua đường mật để đi xuống ruột non. Một phần theo phân ra ngoài làm cho phân có màu vàng. Một phần khác sẽ từ ruột non ngấm trở lại vào máu, thải qua nước tiểu nên cũng làm cho nước tiểu có màu vàng.

Các bệnh ở gan

Qua đây chúng ta có thể thấy chức năng của gan trong cơ thể là như thế nào. Gan thường nguy hiểm hơn các bộ phận khác là khi bị tổn thương không gây đau đớn, ít có biểu hiện nên thường khi bệnh nhân phát hiện đã rất nghiêm trọng. Bệnh ở gan được chi làm 2 loại: viêm gan và ghép gan.

1. Viêm gan

Viêm gan xem là thương tổn thường gặp nhất ở gan. Viêm gan có thể gây ra do một số các hoá chất, do các bệnh tự miễn (autoimmune), hoặc do nhiễm trùng. Viêm gan chiếm tỷ lệ cao nhất ở các nước phát triển là viêm gan gây ra do rượu. Nồng độ rượu quá cao trong máu sẽ làm cho các mô mỡ tích tụ trong gan, rất có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, gây ra các vết sẹo nơi gan và huỷ hoại các tế bào.

Qua nhiều năm, bệnh có thể tiến triển thành chai gan, làm giảm thấp lượng máu đi qua gan so với thông thường. Trong trường hợp này, độc tố trong máu nếu có sẽ không được loại bỏ hết, áp huyết cũng gia tăng nơi tĩnh mạch cửa của gan, và hầu hết các “sản phẩm” quan trọng do gan tạo ra đều bị thiếu hụt.

Khả năng điều hoà các yếu tố trong máu cũng không được duy trì. Chai gan là một tiến trình không thể đảo ngược. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, nếu ngưng uống rượu thì hoạt động của gan vẫn có thể được hồi phục đáng kể. Ngoài ra, các biện pháp can thiệp bằng thuốc men hoặc phẫu thuật cũng được cần đến. Với các bệnh nhân quá nghiêm trọng, khả năng ghép gan có thể được xem xét.

2. Ghép gan

Ghép gan là một tiến trình rất phức tạp có tỷ lệ thành công rất thấp. Chỉ đến gần đây, với nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, tỷ lệ này mới được nâng lên đến khoảng từ 60 đến 80%, với hơn một nửa số bệnh nhân đến nay đã sống được trên 5 năm sau khi ghép. Hầu hết các bệnh nhân thành công này đều có tiên liệu tốt về một cuộc sống khoẻ mạnh, bình thường như trước.

Tài liệu tham khảo:
http://benhvienk.com/hoi-dap/benh-gan/chuc-nang-cua-gan/
http://benhvienk.com/benh-gan/cac-benh-o-gan

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X