Hotline 24/7
08983-08983

Chữa hăm tã cách nào?

Những điều bạn không nên làm: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; không quấn tã quá chặt.

Những điều bạn không nên làm: quên hoặc có thói quen không thay tã trong nhiều giờ; không quấn tã quá chặt; không bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã); không dùng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi vì sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng cho bé.

Biện pháp tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, đúng cách. Để có thể yên tâm khi chọn được loại thuốc mỡ tốt nhất cho bé yêu của mình, các bà mẹ hãy lựa chọn loại thuốc mỡ có các tiêu chí như sau:

- Thuốc có dạng bào chế nước trong dầu: Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu ở một tỉ lệ thích hợp nên rất khó tan trong nước, không bị rửa trôi theo nước tiểu của bé mỗi khi đi tiểu, thuốc lưu lại lâu trên da. Nhờ đó dạng bào chế này sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ làn da bền bỉ, ngăn cách không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân kích ứng gây hăm tã như các loại men có trong phân, nước tiểu... Đồng thời, còn hạn chế sự ma sát giữa da của bé và tã giấy, cũng là một nguyên nhân gây hăm tã.

- Thuốc có khả năng duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé: Làn da bé yêu có cơ chế bảo vệ vô cùng non yếu. Do đó các bà mẹ nên lưu ý lựa chọn thuốc chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé. Chất này có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vùng da tổn thương một cách nhanh chóng trong khi vẫn duy trì độ ẩm và sự mềm mại của da, tạo điều kiện tối ưu để làn da mỏng manh của trẻ hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy.

- Loại thuốc không ngăn cản quá trình trao đổi khí tự nhiên của da bé: Để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân kích ứng gây hăm tã, làn da mỏng manh của bé yêu cần có sự bảo vệ của một "lớp màng" 24/24 giờ. Nhưng cần lưu ý đừng để "lớp màng" này ngăn cản quá trình "thở" của da. Muốn thế, mẹ nên chọn lựa loại thuốc chống hăm có chứa lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên).

Lanolin là hoạt chất được sản sinh từ tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người. Nhờ tính chất bán thông thoáng, lanolin vừa có chức năng tạo "hàng rào bảo vệ" không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân mà lại không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé, giúp da bé luôn khỏe mạnh.

- Thuốc không chứa các chất tạo màu, tạo mùi và chất bảo quản: Các bà mẹ không phải chờ đến khi trẻ bị hăm rồi mới chữa, mà cần phải chủ động phòng chống ngay từ đầu bằng cách bôi thuốc chống hăm. Song việc bôi thuốc liên tục sẽ làm nhiều mẹ lo ngại vì các hóa chất trong thuốc có thể gây kích ứng da bé yêu.

Nhất là các chế phẩm chứa các chất tạo màu, tạo mùi hoặc chất bảo quản, bởi các chất này có thể gây kích ứng da bé mà lại hoàn toàn không có tác dụng trong việc chữa trị hăm tã. Để khắc phục tình trạng này, các bà mẹ nên chọn loại thuốc chống hăm có chứa thành phần lành tính, tự nhiên đã nêu. Đây là các chất đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ công nhận là an toàn, ngay cả khi bé nuốt phải.

- Thuốc dễ sử dụng, dễ bôi rửa, không gây trầy xước da bé: Các chế phẩm dạng mỡ sẽ giúp mẹ giải quyết dễ dàng vấn đề này. Nếu thuốc bôi dạng hồ đặc sệt sẽ gây khó khăn trong việc thoa lên da bé và phải mạnh tay khi chùi rửa, gây trầy xước da. Thuốc bôi dạng mỡ có tỷ lệ dầu trong nước hợp lý lại rất dễ bôi, dễ rửa, không gây trầy xước làn da bé yêu, giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé một cách hoàn hảo nhất.

Theo BS Nguyễn Nhật Linh - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X