Hotline 24/7
08983-08983

Chú ý kỹ các tác dụng phụ của thuốc điều trị hen

Ở đa số trường hợp, thuốc trị hen sẽ được dung nạp tốt và lợi ích điều trị vượt trội hơn so với nguy cơ. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn cần lưu ý...

Steroid dùng tại chỗ

Steroid đường hít gồm: budenoside (pulmicort), fluticason (flixotide evohaler)... thường được kê đơn nhằm ngăn ngừa các triệu chứng hen. Khi sử dụng thường xuyên, thuốc làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn hen cấp tính.

Các steroid đường hít có thể gây ra tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân. Những ảnh hưởng toàn thân của thuốc có xu hướng nghiêm trọng hơn và liên quan đến việc sử dụng thuốc kéo dài. Những tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc bao gồm: Nấm miệng (tưa miệng), khàn giọng, đau miệng hoặc cổ họng, ho hoặc co thắt khí quản, gây chậm lớn ở trẻ, giảm mật độ xương ở người lớn, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

Việc sử dụng một buồng đệm hen suyễn (babyhaler) có thể làm giảm một số tác dụng phụ tại chỗ. Súc miệng ngay sau khi sử dụng steroid dạng hít sẽ ngừa nhiễm nấm ở miệng và bớt khàn giọng hơn.

Các steroid toàn thân

Các steroid đường uống thường được sử dụng khi bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ xuất hiện các đợt kịch phát hen nặng. Các steroid cũng có thể được sử dụng ở dạng tiêm truyền tĩnh mạch khi điều trị nội trú tại bệnh viện. Thuốc được kê đơn dưới dạng viên uống khi triệu chứng hen là nghiêm trọng nhưng không cần thiết phải nhập viện.

Các tác dụng phụ của steroid đường uống cũng tương tự như steroid dạng hít, mặc dù những ảnh hưởng này nghiêm trọng và phổ biến hơn, như: gây tăng cân, tăng giữ nước gây phù, tăng huyết áp, tăng đường huyết, ức chế phát triển chiều cao ở trẻ, gây loãng xương ở người lớn, yếu cơ, đục thủy tinh thể và tăng huyết áp, đái tháo đường...

Nếu bạn cần dùng steroid đường uống trên 2 lần/năm, có nghĩa là tình trạng hen của bạn chưa được kiểm soát tốt. Đến khám và hỏi ý kiến bác sĩ nhằm thay đổi liều hoặc phối hợp thêm thuốc.

Tác dụng phụ từ thuốc điều trị hen - có thể biết rõ!

Các thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn và dài

Các thuốc đồng vận beta2 tác dụng ngắn SABA (short-acting beta2 agonist) như salbutamol (ventolin) thường được sử dụng để cắt cơn hen. Ngược lại, các thuốc đồng vận beta2 tác dụng dài LABA (long-acting beta2 agonist) như salmeterol, formoterol... có hiệu quả duy trì trên 12 giờ. Tác dụng phụ của 2 dạng thuốc tương tự nhau do cơ chế tác dụng giống nhau. Một số tác dụng phụ điển hình như: tăng nhịp tim, đau đầu, chóng mặt, lo lắng, bồn chồn, run rẩy, phát ban.

Trong khi tác dụng phụ của các thuốc SABA thường được xử trí nhanh chóng, thì các LABA lại có tác dụng phụ kéo dài hơn. Lạm dụng các thuốc hít cắt cơn (ventolin) có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các đợt kịch phát hen, nguy cơ này tăng lên gấp nhiều lần nếu lạm dụng các chất LABA.

Các thuốc ức chế leukotrien

Leukotrien là chất kích ứng phản ứng hen, gây co thắt phế quản. Singulair (montelukast) là thuốc phong bế tác dụng của leukotrien được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay. Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm: đau dạ dày, đau đầu, triệu chứng giống cúm, lo lắng, buồn nôn và nôn, sung huyết mũi, phát ban.

Các chất ổn định tế bào mast

Cromolyn natri và nedocromil là các chất ổn định tế bào mast, được sử dụng ở những bệnh nhân hen nhẹ nhưng dai dẳng. Những thuốc này tác dụng bằng cách ngăn không cho các tế bào mast vỡ, làm giải phóng các hoạt chất gây viêm vào đường dẫn khí.

Các chất này thường được dung nạp tốt, các tác dụng phụ sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng. Các tác dụng phụ phổ biến như: vị khó chịu ở miệng, ho, ngứa và đau họng, đau đầu, sung huyết mũi, choáng phản vệ (hiếm gặp).

Các chất điều biến miễn dịch

Omalizumab là một chất điều biến miễn dịch ở dạng tiêm. Mục đích tác động của thuốc là điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch với các tác nhân gây hen, ngăn không cho đáp ứng quá mức với hen. Các tác dụng điển hình như: viêm đau tại chỗ tiêm, dễ nhiễm virus, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm xoang, đau đầu, đau họng, choáng phản vệ (hiếm).

Choáng phản vệ là một phản ứng quá mẫn toàn thân, gây phát ban nghiêm trọng, suy hô hấp, sốc và thậm chí tử vong. Nếu bạn đang điều trị với các thuốc ổn định tế bào mast hoặc chất điều biến miễn dịch và đang bị khò khè, khó thở, sưng mặt hoặc lưỡi, hãy đến ngay cơ sở y tế cấp cứu gần nhất.

Tổng đài bác sỹ tư vấn miễn cước 1800 5454 35.

Thông tin tham khảo thêm về thuốc hen P/H – Thuốc thảo dược điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép được tin dùng hàng đầu trong các thuốc hen phế quản đông dược:

15-nam-danh-dau-thanh-cong-cua-thuoc-y-hoc-co-truyen-dieu-tri-hen-phe-quan-copd-2

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Sản phẩm này là thuốc điều trị đã được Bộ Y tế cấp phép.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X