Hotline 24/7
08983-08983

Chơi game liên tục hơn 4 tháng, game thủ 20 tuổi tử vong vì đột quỵ

Quá đam mê trò chơi King of Glory lại thêm chiều lòng fan hâm mộ, một game thủ Trung Quốc có biệt danh là "Lonely King" đã qua đời vào thời gian gần đây.

"Lonely King" - "Độc đế" là một trong những streamer nổi tiếng nhất của cộng đồng game thủ "King of Glory" - trò chơi điện tử trực tuyến với hơn 200 triệu người chơi hàng tháng. "Độc đế" - năm nay 20 tuổi - dựa vào kỹ năng chơi game đỉnh cao của mình đã thu hút được 170.000 người theo dõi và thường xuyên chiếu các clip chơi game của mình mỗi ngày cho fan hâm mộ theo dõi. Tuy nhiên, sau lần phát sóng cuối cùng vào ngày mùng 2 tháng 11, "Độc đế" bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn, và sau vài ngày thì các fan hâm mộ đã bắt đầu thắc mắc về sự vắng mặt của anh ta.

Khá nhiều người xem đã phỏng đoán rằng, "Độc đế" có thể đã kiệt sức sau một khoảng thời gian dài chơi game và streaming liên tục từ nửa đêm tới tận 9 giờ sáng hôm sau.

"Độc đế" và game "King of Glory"

Theo tờ CNR (Trung Quốc); vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, gia đình của "Độc đế" đã đăng tải một đoạn tin nhắn với nội dung xác nhận game thủ 20 tuổi này đã qua đời sau buổi phát sóng cuối cùng của mình. Mặc dù nguyên nhân chính thức của cái chết chưa được công bố, thế nhưng các fan của anh cũng như dư luận đều cho rằng "Độc đế" đã "băng hà" vì kiệt sức sau một lịch trình phát sóng và chơi game liên tục dài hơi. Cái chế của game thủ trẻ tuổi này hòa vào dòng thông tin tiêu cực vốn đã khổng lồ, xây cao thêm tường thành định kiến của dư luận với những người chơi game và các game thủ hiện đang sinh sống bằng trò chơi điện tử.

Đây không phải là lần đầu tiên King of Glory - game MOBA có nền tảng tương tự như League of Legends hay DOTA2 bị cáo buộc gây ra ảnh hưởng xấu tới người chơi. Hồi tháng 8 năm nay, một game thủ 17 tuổi đến từ Quảng Đông đã đột quỵ sau khi chơi gamer trong 40 giờ liền.

Dòng game MOBA đang thống trị thế giới và khiến cho nhiều người nghiện nặng

Ngay cả chính phủ Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về hiệu ứng xấu mà "King of Glory" có thể đem lại cho giới trẻ, đặc biệt là trong tầng lớp binh lính. Hồi tháng 9 năm nay, báo Quân đội Trung Quốc đã đưa tin rằng hầu hết các binh sĩ ở một doanh trại dành cả ngày cuối tuần để chơi điện tử, và điều này đã làm một vài sĩ quan nổi giận.

"Việc nghiện game có những nguy cơ tiềm ẩn. Chơi game đòi hỏi một sự tập trung nhất định và liên tục, trong khi công việc của một người lính lại luôn tồn tại các yếu tố bất ngờ. Một khi các binh lính bị lôi ra khỏi game, đầu óc của họ có thể vẫn đang tiếp tục chơi và gây ra xao nahxng."

Tencent, tập đoàn sở hữu "King of Glory" cũng đã cảnh báo người chơi về các nguy cơ sức khỏe khi chơi game trong một thời gian dài.

Theo Nam Thanh - Thời đại/ Oddity Central

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X