Hotline 24/7
08983-08983

Cho trẻ uống nước ngọt nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nghiên cứu mới đây đã cung cấp thêm bằng chứng về tác hại của việc tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, sau khi liên hệ soda và các sản phẩm khác chứa đường fructose với tăng nguy cơ bệnh gan.

An Dương  Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ em và thanh thiếu niên tiêu thụ lượng lớn fructose - thường là từ ​​nước ngọt - dễ bị gan nhiễm mỡ NASH, một thể của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).


NAFLD là tình trạng bệnh đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ trong gan không phải do bia rượu. Trong NASH, mỡ tích tụ đi kèm với viêm và tổn thương tế bào gan, có thể gây ra sẹo xơ ở gan. NASH có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan và ung thư gan. Thừa cân là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây NAFLD và NASH. Ước tính cho thấy có đến 9,6% trẻ em và 38% trẻ béo phì ở các nước phương Tây bị một dạng bệnh gan nào đó, bao gồm NASH.

Cảnh báo hiện tượng tự tử bằng thuốc diệt cỏ

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm, cả nước có khoảng 1.000 ca nhập viện do tự tử bằng thuốc diệt cỏ chứa Paraquat. Paraquat là chất hóa học cực độc, thường có trong các loại thuốc diệt cỏ. Biểu hiện ban đầu khi nhiễm độc Paraquat là nôn, rát cổ. Mặc dù hầu hết bệnh nhân đều nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, tuy nhiên, thực tế chất độc đã ngấm vào cơ thể và tỷ lệ tử vong lên đến 70 -80%.

Đáng chú ý phần lớn trong số đó là những bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ, tử tự vì những lý do như mâu thuẫn gia đình, không được chấp thuận tình cảm, không được đáp ứng đòi hỏi về vật chất... Cũng theo các bác sĩ, hầu hết bệnh nhân khi tỉnh táo đều cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình. Tuy nhiên, khả năng phục hồi là rất thấp. Nếu không tử vong, bệnh nhân cũng phải chịu những di chứng lâu dài.

Cẩn trọng với căn bệnh sốt vàng nguy hiểm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sốt vàng được phát hiện tại 42 quốc gia, chủ yếu tại các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hiện tại, Việt Nam chưa có dấu hiệu lây truyền bệnh sốt vàng, tuy nhiên tại một số nước đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh về từ vùng có dịch.

Do Việt Nam có giao lưu thương mại, hợp tác lao động với nhiều quốc gia đang có dịch, nên có thể bệnh dịch sẽ lây lan từ vùng dịch. Để chủ động phòng chống bệnh dịch, Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo những người đi đến vùng dịch cần thực hiện:

Người đến khu vực châu Phi và Mỹ La tinh chủ động đến cơ sở y tế tiêm vắc xin phòng bệnh sốt vàng trước khi đến vùng có dịch trước 10 ngày để miễn dịch suốt đời bệnh sốt vàng. Khi đến vùng có dịch, cần chủ động thực hiện biện pháp xua muỗi và phòng muỗi đốt. Người từ các nước có dịch về Việt Nam cần được theo dõi ít nhất 7 ngày; nếu có biểu hiện bất thường, hãy đến cơ sở y tế để khám và được tư vấn kịp thời.

Được biết, bệnh sốt vàng xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ở các vùng nhiệt đới bệnh gặp chủ yếu ở người lớn. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ, có thể phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong.

Theo An Dương - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X