Hotline 24/7
08983-08983

Cho con đi bơi mùa hè, cha mẹ cần cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm bệnh

Là nơi được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè nhưng những bể bơi công cộng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh do mất vệ sinh.

Rùng mình với số liệu mất vệ sinh từ bể bơi công cộng

Theo một khảo sát cho thấy, cứ 5 người đi bơi thì sẽ có ít nhất 1 người tiểu tiện vào trong bể bơi. Ngay cả các vi khuẩn fecal coliform đặc trưng cho việc nhiễm bẩn từ phân người cũng được tìm thấy trong nước hồ bơi, đây chính là tác nhân chính gây nên bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu ở người.

Các bể bơi công cộng quá tải vào mùa hè là nguồn lây nhiễm bệnh tật. Ảnh: Tiền Phong

Nước bể bơi thường có chất clo để làm sạch nước nhưng nếu gặp Amoni (có trong nước tiểu) sẽ phản ứng rất nhanh và tạo thành chất mà khả năng sát khuẩn kém hơn Clo hàng trăm lần.

Việc khạc nhổ khi bơi là chuyện thường ngày. Nguy hiểm hơn, trong số những người đi bơi, có nhiều người vốn đã mang bệnh sẵn nhưng không có ý thức tránh lây bệnh cho người khác, trong đó, các vấn đề về da liễu là tình trạng dễ lây lan nhất, đặc biệt là với những trẻ trên da có nhiều vết thương hở hoặc trầy xước.

Sở dĩ đi bơi ở bể bơi công cộng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là do mùa hè đến, các bể bơi công cộng dường như quá tải vì nhu cầu người đổ dồn đi bơi là vô cùng lớn. Các chuyên gia nhận định, bể bơi càng đông, càng quá tải thì càng bẩn và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh càng lớn.

Những căn bệnh dễ mắc phải từ bể bơi

1. Tiêu chảy: Tiêu chảy khá phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm. Mặc dù nó có vẻ như là một vấn đề đơn giản, tiêu chảy có thể gây mất nước và thậm chí có thể gây tử vong khi không được điều trị. Một mầm bệnh được gọi là 'Cryptosporidium' có trong một số hồ bơi không hợp vệ sinh, nơi nhiều người bơi và để lại nước tiểu hoặc phân. Vi trùng này có thể gây tiêu chảy mãn tính.

Cho con đi bơi mùa hè, cha mẹ cần cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm bệnh

2. Đau mắt: Theo BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), năm nào cứ vào mùa hè số bệnh nhân đến khám vì viêm kết mạc có liên quan đến bơi lội lại tăng lên, trong đó có rất nhiều bệnh nhân là trẻ nhỏ.

Viêm kết mạc là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng tiệt trùng nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt…

Nguyên nhân gây ra bệnh một phần xuất phát từ việc nhiễm khuẩn trong nước hồ bơi, phần còn lại là lây chéo từ những người vốn dĩ đã mắc sẵn các bệnh lý về mắt trước đó.

Nếu đi bơi thường xuyên, bạn sẽ bị kích thích và đỏ mắt, nó có thể là do clo và các chất khử trùng hóa chất khác được sử dụng trong các hồ bơi. Những hóa chất này có thể kích thích các mô tế bào của mắt. Ngoài ra, bụi bẩn và mồ hôi của người khác trong hồ bơi cũng có thể làm mắt bị dị ứng.

3. Nhiễm trùng tai:
Có một loạt các loại vi khuẩn phát triển trong hồ bơi, đặc biệt là trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh. Một số loại vi khuẩn này có thể xâm nhập vào tai bạn trong khi bơi và gây nhiễm trùng, viêm và ngứa. Vì vậy, bạn nên dùng nút tai trong khi bơi ở hồ bơi công cộng.

Cho con đi bơi mùa hè, cha mẹ cần cảnh giác với nguy cơ lây nhiễm bệnh

4. Nhiễm trùng da:
Nếu bạn bị phát ban trên da, thậm chí đỏ và viêm mủ đau đớn, đặc biệt là nếu bạn là một người bơi thường xuyên, làn da của bạn có thể bị nhiễm trùng từ các hồ bơi. Một loại vi khuẩn được gọi là "Pseudomonas aeruginosa" có mặt trong các bể bơi có thể gây nhiễm trùng da. Vì vậy, tắm rửa thật kỹ bằng xà phòng khử trùng sau mỗi lần bơi và giặt đồ bơi có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

5. Ngộ độc: Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2013, người ta phát hiện ra rằng ít nhất 60% các hồ bơi công cộng trong trường học, căn hộ, trung tâm thể thao,... chứa những vi khuẩn E.Coli. Vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng khi xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc miệng.

6. Bệnh Legionnaires: Bệnh Legionnaires là một dạng bệnh hiếm gặp do vi khuẩn được gọi là 'legionella' gây ra. Bệnh này có thể gây ra một loại viêm phổi nghiêm trọng và nhiễm trùng đường hô hấp. Một số triệu chứng của bệnh Legionnaire là nhức đầu, sốt cao, đau cơ, ớn lạnh,... Vi khuẩn 'legionella' cũng có thể được tìm thấy trong các hồ bơi công cộng không hợp vệ sinh, vì vậy phải cẩn thận khi đi bơi.

7. Viêm gan A: Viêm gan A là tình trạng gan nghiêm trọng do vi rút viêm gan A gây ra, thường lan truyền qua thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm. Bệnh này có thể làm tổn thương gan và gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, sốt cao,... Các nghiên cứu cho rằng virus viêm gan A cũng có trong một số hồ bơi công cộng, nếu một người bị nhiễm bệnh này xuống bơi trước đó, do đó nước bị ô nhiễm.

8. Bệnh tai mũi họng:
Việc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa trong hồ bơi như clo hay phèn chua sẽ khiến trẻ em, đặc biệt với những trẻ bản thân đã bị các bệnh về tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, rất dễ bị tái phát bệnh, khiến bệnh dai dẳng, khó điều trị hơn.

Trong nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn độc hại.

9. Viêm đường tiết niệu: Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu chủ yếu xuất phát từ sự tấn công và xâm nhập của các vi khuẩn, nấm mốc độc hại. Mà trong nước ở bể bơi công cộng đông người thường có rất nhiều.

Để hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh viêm đường tiết niệu, sau khi tắm xong ở bể bơi bạn nên vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là cơ quan sinh dục.

Theo Minh Khôi - Đời Sống Và Pháp Luật

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X