Hotline 24/7
08983-08983

Livestream tư vấn “Giải pháp hết lo âu ít sữa, mất sữa sau sinh cho mẹ”

Đây là chủ đề sẽ được 2 chuyên gia: PGS Lê Bạch Mai và ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy tư vấn vào 14g30 chiều 11/1/2019. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi qua email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để được chuyên gia trực tiếp giải đáp.



PGS Lê Bạch Mai và ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy có hẹn với bạn đọc AloBacsi vào chiều ngày 11/1 để tư vấn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề mất sữa, ít sữa sau sinh


Sau sinh, ngoài việc phải đối mặt với cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, nhiều bà mẹ trẻ còn bị stress với chính tình trạng ít sữa, mất sữa, thiếu sữa, tắc sữa của mình khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả, gian nan hơn.

Nhiều bạn đọc đã gửi email tâm sự với AloBacsi về thời kỳ khủng hoảng khi sữa đột nhiên mất dần, ít sữa không đủ ti với hàng loạt nỗi lo âu, thắc mắc như:

- Em sinh 4 tháng đã mất sữa, làm thế nào để sữa trở lại?
- Em bị mất sữa sau sinh vì sinh mổ, bác sĩ tư vấn giúp em với!
- Hay làm sao có đủ sữa cho con bú, tôi đã ăn cháo móng giò, xương hầm đu đủ… nhưng sữa vẫn về rất ít.

Đây chắc hẳn là nỗi lo không của riêng ông bố, bà mẹ nào. Hiểu được điều này, AloBacsi đã mời hai chuyên gia: PGS Lê Bạch Mai - Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia; ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy -Trưởng khoa Khám Sản khoa Tự nguyện II - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tư vấn trong chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề “Giải pháp hết lo âu ít sữa, mất sữa sau sinh cho mẹ” vào 14g30 chiều ngày 11/1/2019.

Chương trình sẽ được chúng tôi livestream trên Fanpage AloBacsi - Hỏi Bác sĩ trả lời và phát sóng trực tiếp trên website Alobacsi.com.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời trong thời gian diễn ra chương trình để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Theo dõi chương trình qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời bạn đọc vừa có cơ hội được chuyên gia giàu kinh nghiệm giải đáp các thắc mắc lại còn "rinh" quà về nhà khi tương tác, trả lời các câu hỏi.


Trân trọng cảm ơn Viên lợi sữa Moringa đã đồng hành cùng chương trình này.


PHẦN 1: TRAO ĐỔI CÙNG MC

MC: Thưa bác sĩ Thanh Thủy, các bà mẹ sinh con lần đầu rất hay nhầm lẫn giữa ba khái niệm ít sữa, tắc sữa và mất sữa. Xin hỏi bác sĩ, cần phân biệt các khái niệm này như thế nào?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Thực ra không có chuẩn khái niệm cho ít sữa, tắc sữa và mất sữa, mà chúng ta có thể hiểu như sau:

Trong 6 tháng đầu bé uống sữa mẹ hoàn toàn, nếu bé không ăn thêm thì đủ sữa.

Nếu 6 tháng đầu , mẹ không đủ sữa, bé phải ăn thêm thì đó là ít sữa.

Tuyến sữa tựa như chùm nho, gồm nhiều tiểu thùy sữa gắn lại thành một thùy. Nếu tắc 1 tiểu thùy sữa thì gây tắc sữa. Tắc sữa nghĩa là sữa đủ, rấ nhiều, mà lại tắc ống dẫn sữa, tức là sưa không ra được mặc dù bầu vú của mẹ cương cứng nhưng bé không bú được, đó gọi là tắc sữa.


MC: Vậy thưa bác sĩ nguyên nhân do đâu khiến các chị em bị mất sữa, ít sữa sau sinh? Vì sao có trường hợp người nhiều sữa nhưng sữa ít chất, có người ít sữa nhưng sữa đặc?

PGS Lê Bạch Mai:

Chất lượng của các bà mẹ khác nhau về chất lượng rất ít. Ví dụ 3 thành phần các yếu tố đa lượng như  chất đạm, chất béo, chất bột đường trong sữa của các bà mẹ hầu như ổn định và giống nhau.

Tuy nhiên sự khác biệt khá lớn chính là yếu tố vi lượng trong sữa mẹ. Khi người mẹ có bữa ăn đa dạng, đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng như rau xanh, quả chín thì lượng sữa tốt hơn về các chất kẽm, vitamin, hàm lượng sắt... Nếu người mẹ được ăn uống tốt hơn thì vi lượng trong sữa cũng sẽ khác nhau.

Có nguời quan niệm sữa tốt, sữa không tốt, hoặc sữa đặc hơn, nhưng sự khác nhau wor đây chính là sự bài tiết số lượng sữa khác nhau do chế độ dinh dưỡng, cách cho bú, suy nghĩ, giấc ngủ, môi trường sống, nếu tạo được cho mẹ tâm lý thoải mái thì mẹ có thể bào tiết sữa đủ hơn.

Để đánh giá đủ sữa cũng khó khăn, nhưng chúng ta có thể đo lường bằng những cách đơn giản, ví dụ em bé bú đủ sữa, bé đi tiểu ít nhất 6 lần/ngày,  bé tăng cân đủ theo khuyến cáo của WHO theo độ tuổi tương ứng; bé đại tiện ít nhất 1 lần/ngày.

MC: Nhiều chị em có quan niệm sinh mổ dễ gây mất sữa hơn sinh thường. Thực hư điều này như thế nào, thưa chuyên gia?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Sữa mẹ ảnh hưởng rất nhiều bởi stress, giấc ngủ, sự thoải mái về tinh thần. Một cuộc đẻ mổ gây stress rất lớn, đẻ thường đã là stress rồi, nhưng đẻ mổ làm người mẹ bị stress rất rất nhiều.

6 tiếng đầu sau sinh người mẹ nên cho con bú sớm, nhưng lúc đó người mẹ lại bị cách ly khi đang ở phòng hậu phẫu nên không được cho con bú sớm. Thứ hai, những ngày đầu sau mổ thường rất đau, người mẹ không thể dễ dàng ngồi dậy cho con bú, vì vậy không thể kích thích mẹ có sữa ngay. Khi con bú, phản xạ ngậm vuốt núm vú chính là kích thích tuyến sữa. Sữa được kích thích từ trên vỏ não xuống chứ không phải từ núm vú. Khi có phản xạ ngậm nuốt núm vú thì sẽ kích thích lên vỏ não, , võ não tăng tiết prolactin để tiết sữa.

Hơn nữa, khi con bú không những người mẹ bài tiết sữa mà còn gây nên cơn đau co tử cung, vì vậy mà nhiều bà mẹ rất sợ. Chính vì điều này gây nên tình trạng mất sữa ở những bà mẹ đẻ mổ, nhất là những ngày đầu rất cần yếu tố kích thích để có sữa sớm. Những ngày sau vì tác dụng của thuốc trong quá trình sinh mổ (thuốc mê, thuốc tê, kháng sinh) cũng là tác nhân làm lượng sữa giảm. Vì thế khi sinh mổ lượng sữa thường ít hơn so với đẻ thường.

PGS Lê Bạch Mai:

Mổ đẻ gây nhiều trở ngại khiến mẹ nếu không biết cách vượt qua thì sẽ bài tiết sữa ít đi. Hơn nữa, bản thân việc sinh mổ đã gây stress rồi, như vậy quan trọng nhất người mẹ và các thành viên tỏng gia đình cũng như bác sĩ tại bệnh viện nên hỗ trợ để giúp người mẹ vượt qua stress như thế nào.

Hiện nhiều người mổ đẻ cũng có ất nhiều sữa nếu biết cách giải stress; hộ sinh, người thân giúp mẹ gặp con sớm nhất để cho bé bú. Quan trọng nhất là các mẹ luôn yêu thương con và vượt qua thì có sữa.


MC: Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng tốt của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc có đủ sữa nuôi con. Nhiều bà mẹ thấy sữa ít là dùng sữa công thức. Theo chuyên gia điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới mẹ và bé, để khắc phục thì cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

PGS Lê Bạch Mai:

 Mai: các mẹ nếu biết trong ngày đầu bé cần 1 bữa sữa, từ 5-7ml sữa /bữa. Người mẹ ngay từ khi mang thai đã tiết sữa non ngay từ quý 2 của thai kỳ, quý 3 đã có. Ngay sau sinh nếu bé chưa mút được, nhưng nếu mẹ nên vắt  từ 5-7ml thì đã đủ kích thích hệ thống tiêu hóa ở bé, tạo nên nhu động đẩy phân su ra ngoài, tạo cho bé cảm giác thèm ăn, giúp bé bú mẹ tốt hơn, như thế sữa lại về.

Thực ra do chúng ta chưa hiểu được nhu cầu của bé cần bao nhiêu, và chờ bé phải tự bú. Bé không bú được mẹ phải vắt sữa. Nếu mẹ mổ đẻ đau quá thì có thể nhờ nữ hộ sinh hoặc người thân  bồng bế bé đỡ cho mẹ để mẹ có thể cho bé bú. Thậm chí bé không mút được, chỉ chạm vào vú mẹ thôi cũng tạo cho mẹ phản xạ tiết sữa hoặc tống sữa ra ngoài. Vì vậy chỉ cần những động tác bú, mút của em bé  sẽ giúp thiết lập những phản xạ này nhanh chóng hơn, giúp mẹ có sữa.


MC: Thưa bác sĩ, bản thân MC cũng nghe các chị em kháo nhau rằng, sữa non lót ruột cho con mới sinh là tốt nhất và cần phải cho con bú sữa non ngay sau khi sinh vài tiếng đồng hồ. Vậy nên làm gì để đảm bảo sinh xong có ngay sữa non cho con?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Sữa non được tiết ra từ quý 2 của thai kỳ (từ tuần thứ 14 trở đi). Khi có thai thì nội tiết đã ức chế để không tiết ra sữa non, nhưng khi rau thai bắt đầu bong ra, các nội tiết estrogen giảm xuống, lúc đấy cơ thể bắt đầu tăng tiết prolactin giúp tạo sữa. Sữa non tồn tại từ trước khi có thai, trước khi sinh và 2-4 ngày sau sinh.

Sữa non rất tốt, chứa đầy đủ dưỡng chất và kháng thể miễn dịch vì vậy nên cho bé bú sớm:

- Khởi động tuyến sữa của mẹ
- Lấy vài giọt sữa non quý giá cho em bé.

Nếu mẹ sau mổ 3 ngày đầu không cho bé bú thì đó là sai lầm.


MC: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, để khắc phục tình trạng ít sữa, mất sữa thì các mẹ cần phải lưu ý điều gì, thưa chuyên gia?

PGS Lê Bạch Mai:

Phụ nữ sau sinh thường kiêm khem thái quá, vì vậy nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể vừa ít về số lượng lại còn ít về các thực phẩm khác nhau. Cũng không có thực phẩm tốt nhất, mà tốt nhất đó là bữa ăn phối hợp nhiều thứ.

Có những thực đơn của bà mẹ sau sinh rất đơn điệu: tí thịt nạc, canh rau ngót. Nhiều mẹ có con đi xì xoẹt không dám ăn rau, không dám ăn canh. Như vậy mẹ không thể đủ chất dinh dưỡng để bài tiết sữa. Vì vậy chị em sau sinh không nên kiêng khem thái quá, chỉ nên kiêng các gia vị cay nóng, chất kích thích  như trà, cà phê, rượu bia, tiêu, ớt…

Vấn đề quan trọng là 1 bữa ăn vẫn đảm bảo đủ 5 nhóm thực phẩm, mỗi bữa ăn cần có 15 loại thực phẩm trở lên... Nếu đảm bảo đủ như vậy thì sự ngon miệng của mẹ sẽ trở lại.

Nhiều người mẹ lại cố ăn nhiều bởi suy nghĩ sẽ có sữa cho con, nhưng như vậy sẽ dư thừa năng lượng làm tích lũy nhiều cân nặng; nguy hiểm hơn còn bị trầm cảm, stress do bản thân thì béo ra nhưng con thì không có sữa để bú. Vì vậy làm cho chị em suy nghĩ rất nhiều, càng suy nghĩ nhiều thì càng ức chế sữa, sự bài tiết kém đi.

Vì vậy mẹ cần ăn no (đủ, cân đối), uống đủ, ngủ tốt, mọi người trong gia đình quan tâm  để tạo nên sự thoải mái, vì vây sự bài tiết sữa sẽ tốt hơn.


MC: Nhiều mẹ sau sinh đầu vú bị thụt hoặc to, con không thể bú được, trong tình huống đó thì phải làm như thế nào?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Đây là một trong những nguyên nhân gây mất sữa. Thực ra từ lúc khám thai bác sĩ đã hướng dẫn cách chăm sóc vú. Quy trình khám thai có từng giai đoạn, được hướng dẫn nhiều phương pháp cho các mẹ như cách cho con bú, ngừa thai sau sinh, cách chăm sóc vú như lau rửa, vệ sinh vú như thế nào. Thực ra bây giờ bác sĩ đã hướng dẫn các bé gái cách kéo núm vú ra từ khi còn nhỏ, chứ không để đến lúc có thai thì mới kéo, vì vậy các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Lúc mới sinh xong, đầu vú rất cứng, chưa mềm, mẹ nên rửa sạch bằng nước nóng cà cho con bú một thời gian sẽ mềm dần. Nếu các mẹ không kiên nhẫn để cho bé bú thì có thể vắt sữa ra thì bé sẽ không chịu bú mẹ nữa, bởi bú bình luôn dễ hơn bú mẹ, quan trọng là phải tìm đúng thời điểm để bé bú mẹ, lúc đó đầu vú sẽ được kích thích. Vì vậy mẹ nên kiên nhẫn nhé, nếu không sẽ mất sữa đấy.

Theo hướng dẫn, mẹ nên cho bé bú 30 phút. Nếu sau sinh đầu vú mẹ bị tụt quá sâu thì nên mua máy hút sữa giúp kéo đầu vú ra, nhưng thực ra đây là biện pháp rất ít mẹ làm được.

PGS Lê Bạch Mai:

Không phải trẻ bú bằng núm vú, mà khi bú bé sẽ ngậm hết đầu thâm của bầu vú. Nếu núm vú tụt ít thì các mẹ không nên quá lo lắng, mà hãy kiên trì cho con bú, khi be ngậm quầng thâm  của vú thì lực hút sữa sẽ mạnh hơn rất nhiều. Nếu chỉ cho bé mút mỗi núm vú thì sữa ra rất ít, mẹ lại dễ bị đứt cổ gà.

Như BS Thủy chia sẻ, hiện nay có nhiều máy vắt sữa có cả chức năng co bóp, mát xa trước khi vắt, khi vắt cũng kéo đầu vú ra , lâu dần thì mẹ sẽ tự tin cho bé bú được.


MC: Gần đây, xu hướng sử dụng các thảo dược thiên để lợi sữa đang nở rộ như dùng chùm ngây, kế sữa, … do hiệu quả tốt? Ý kiến của chuyên gia về điều này? và đã có các nghiên cứu lâm sàng về những thảo dược/ thành phần nào?

PGS Lê Bạch Mai:

Thực ra đối với người mẹ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần thoải mái, uống đủ nước, giấc ngủ tốt sẽ giúp bài tiết sữa tốt nhất.

Hiện nay có một số bài thuốc dân gian, hay sản phẩm trên thị trường có nói chùm ngây, kế sữa có tác dụng giúp người mẹ bài tiết sữa tốt hơn.

Những bằng chứng thử nghiệm lâm sàng trên các sản phẩm rất đáng tin cậy.

Về dinh dưỡng, cây chùm ngây được gọi là loại rau quý tộc, giá thành cao. Trong thành phần hàm lượng protein khá cao (cao hơn so với 100gr thịt bò); lượng canxi trong lá cũng cao gấp 20 so với sữa; vitamin B, kẽm, sắt trong lá khá cao.

Các sản phẩm làm từ chùm ngây là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt so với các loại rau khác; hơn nữa trong chùm ngây có thành phần đặc biệt là Phytosterol và Silymarin trong kế sữa có tác dụng giúp tuyến yên tăng tiết prolactin (hoocmôn sản xuất sữa), kích thích nang sữa tiết sữa, tăng khả năng tạo sữa cho bà mẹ.


MC: Với những người mẹ ít sữa thì có nên dùng máy kích sữa không thưa bác sĩ? Nguyên tắc khi hút, vắt sữa mẹ cần ghi nhớ là gì?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Thực ra không có loại máy nào kích thích để sữa dồi dào. Một trong những nguyên tắc để tiết sữa đó là phải cho bé bú hết hoặc vắt hết bầu sữa, như vậy mới có thể kích thích tạo sữa cho lần sau. Nếu con bú không hết thì vắt ra để dành cho bé bú lần sau hoặc bỏ đi.

Khi vắt sữa bằng máy cũng vậy, các mẹ nên chú ý phải vắt hết sữa trong xoang vú, như vậy mới kích thích tạo sữa.

Thời gian đầu, khi chưa sử dụng máy vắt thì mẹ nên cố gắng cho con bú bởi nhịp độ bú của bé vừa phải, lại gia tăng tình cảm mẹ con.

PGS Lê Bạch Mai:

Khi cho bú thì mẹ phải cho bú hết vú bên này, khi nào kiệt sữa thì mới nên đổi vú. Đối với các mẹ quá nhiều sữa, khi bé bú xong mẹ phải vắt hết sữa ra, bởi chính sự rỗng của các xoang sữa giúp việc bài tiết sữa tốt hơn, duy trì lượng sữa. Nếu cứ để tồn sữa trong các xoang sẽ ức chế sự bài tiết sữa, làm cho việc tiết sữa giảm.

Sử dụng máy nhằm hút hết sữa từ các xoang sữa ra, đấy chính là yếu tố giúp bài tiết sữa chứ máy vắt không có chức năng giúp mẹ bài tiết sữa. Các mẹ nên lưu ý nhé.

PHẦN 2: TƯƠNG TÁC HỎI/ĐÁP VỚI KHÁCH MỜI

Nguyễn Minh Hân - Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thưa bác sĩ, em mới sinh con được 3 tháng, lúc đầu thấy sữa về rất đều nhưng gần đây lại có dấu hiệu ít sữa rồi bị mất sữa luôn. Bác sĩ cho em hỏi liệu mất sữa có lấy lại được không?

Em mới sinh con lần đầu, nếu bây giờ bị mất sữa thì lần sau sinh con em có sữa cho con bú không hay sẽ bị mất sữa hoàn toàn ạ?

Em xin cảm ơn.


ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Bạn thân mến,

Phản xạ tiết sữa sau sinh là tự nhiên. Không phải mất sữa là mất hẳn, nếu bạn mất sữa thì nên xem lại cách sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và điều chỉnh lại thì sẽ có sữa bình thường.


Trương Mỹ Tiên - 25 tuổi, TPHCM

Bác sĩ ơi, em sinh bé được 3,5 tháng. Không biết có phải do em ăn lá lốt, măng hay không mà về ít sữa hẳn. Nhìn con bú mãi không có sữa, mẹ chồng lại trách vì ăn uống không kiêng khem nên em áp lực quá.

Kính mong bác sĩ tư vấn giúp em, những thực phẩm trên có phải nguyên nhân khiến em mất sữa không ạ?

Nếu chẳng may ăn phải thực phẩm gây mất sữa thì làm sao để khắc phục tình trạng này thưa bác sĩ?

Để có kinh nghiệm cho lần sau, xin hỏi bác sĩ nên hay không nên ăn thực phẩm gì sau sinh để tránh tình trạng ít sữa, mất sữa?


PGS Lê Bạch Mai:

Tôi chưa bao giờ nghĩ ăn măng, lá lốt gây mất sữa. Nếu sản phụ sau sinh ăn măng, nếu đặt về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm, thường không được đảm bảo bởi măng thường được ngâm, dùng diêm sinh hoặc vàng ô để tạo màu cho măng. Rất có thể bạn ăn phải những chất này làm ảnh hưởng đến sức khỏe, liên quan đến việc tiết sữa.

Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong măng rất ít, chủ yếu là chất xơ giúp bạn bớt táo bón thôi. Vì vậy khi bạn ăn măng làm cho khẩu phần nghèo chất dinh dưỡng, điều này rất ảnh hưởng đến việc bài tiết sữa.

Bạn có thể ăn lá lốt thoải mái, không có liên quan đến việc mất sữa nhé.

Mẹ nên xem chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa. Ngoài ra, mẹ nên cung cấp đủ nước. Sữa là dạng lỏng, bạn nên uống nhiều nước, uống thêm sữa giúp mẹ khỏe xương, bảo vệ răng. Vì vậy bạn nên ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thoải mái, cho con bú liên tục để lấy lại sữa cho mình.


Phương Nhi - betincuame43…@gmail.com

Bé trai nhà em nay được 3 tháng 7 ngày, cân nặng 5,8kg, dài 63cm. Lúc sinh được 2,8kg, dài 50 cm, bé sinh mổ do em bị thiếu nước ối và khung chậu hẹp.

Em cho bé bú mẹ, nhưng gần nửa tháng nay tự nhiên sữa em ít dần và đến nay em không còn sữa cho bé bú.

Dù em tăng cường ăn những món lợi sữa như móng giò heo hầm đu đủ, hàng ngày em uống 1 lít sữa tươi nhưng tình hình là em vẫn không có sữa.

Bác sĩ tư vấn giúp em, có phải do em bị mất sữa không? Em được chị gái khuyên nên sử dụng các sản phẩm lợi sữa để có sữa trở lại. Bác sĩ tư vấn giúp em nên chọn sản phẩm lợi sữa theo tiêu chí nào để đảm bảo vừa hiệu quả và an toàn mà không sợ dính hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.


ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Mất sữa do nhiều nguyên  nhân: mất ngủ, suy kiệt cơ thể, sức khỏe giảm sút, dinh dưỡng không hợp lý…

Sau sinh là một stress rất lớn đối với người mẹ, nhất là với các bà mẹ trẻ chưa quen với việc chăm con gây nên tình trạng mất ngủ, mất sữa.

Hoặc có thể là mẹ quay trở lại với công việc sớm quá gây nên tình trạng stress trong công việc, đây cũng là nguyên nhân gây mất sữa sau sinh.

Nếu bé 3 tháng thì sữa mất dần thì bạn nên xem lại chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ đủ, tăng cường cho bé bú.

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm an toàntrên thị trường  giúp lợi sữa, mẹ có thể xem xét để sử dụng.


Đỗ Nguyễn Hà Vân -09876574…

Em đọc báo và đi khám thai định kỳ thì cũng biết về những lợi ích khi cho con bú sữa mẹ. Nhưng em đọc được thông tin, việc chăm sóc vú cũng rất quan trọng để sữa về được nhiều hơn.

Mong bác sĩ hướng dẫn em chuẩn bị từ cách vệ sinh, bảo vệ ngực và xoa vú như thế nào để sữa về, không bị mất hay ít sữa?

Em xin cảm ơn và kính chúc 2 chuyên gia năm mới nhiều sức khỏe, bình an!


ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Việc chăm sóc ngực sau sinh không quá khó khăn, bạn có thể thử theo các phương pháp sau:

- Mẹ nên mặc áo ngực rộng rãi, thoáng mát, không nên quá chật.

- Trong thời gian mang thai, tuyến vú phát triển rất nhanh, tiết dịch rất nhiều vậy nên đầu vú có rất nhiều dịch bẩn. Mẹ nên tắm rửa đầu vú sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm từ vòi hoa sen.

- Matxa vú sau khi sinh con. Khi có thai không nên vân vê đầu vú quá nhiều, điều này gây sinh non hoặc sẩy thai. Nên matxa về phía núm vú, bởi ống tuyến sữa nằm dọc theo bầu vú, việc vuốt dọc giúp sữa lưu thông tốt.

- Vắt hết sữa sau mỗi lần cho con bú.


Phạm Ngọc Bích - Hà Nội

Bác sĩ ơi, vì em đi làm nên cần vắt sữa để tủ lạnh cho con bú. Các chị em đồng nghiệp thì khuyên là nên ngâm bình sữa trong nước nóng nhưng về nói bà nội bé không chịu, chỉ bỏ vào lò vi sóng hâm lại. Bà nói, sữa để tủ lạnh như vậy, không hâm lại mà chỉ ngâm nước nóng thì không đủ diệt vi khuẩn.

Bác sĩ cho em lời khuyên trong trường hợp này với. Em khó xử quá. Mặc dù em tìm hiểu thì được biết là chỉ nên ngâm sữa mẹ trong nước nóng thôi.

Cảm ơn bác sĩ nhiều lắm ạ.

PGS Lê Bạch Mai:

Sữa mẹ khác với các thức ăn khác. Nếu thức ăn sau khi chế biến để bên ngoài khoảng 2 tiếng thì phải đun lại.

Khi sữa mẹ đã được vắt ra với điều kiện tay của mẹ hoặc dụng cụ vắt sữa phải đảm bảo vệ sinh, dụng cụ đựng sữa phải sạch sẽ thì có thể để tủ lạnh từ sáng - chiều.

Nếu đun sôi sữa thì không cần  thiết; nếu hâm lò vi sóng thì các bước sóng của lò vi sóng sẽ làm biến tính protien trong sữa, giảm lượng vitamin và khoáng chất có sẵn trong sữa. Vì vậy mẹ cần tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng.

Giải pháp tốt nhất đó là nên ngâm sữa vào bát nước nóng phù hợp với cơ thể bé (34-37 độ).


Họa Mi - Kon Tum

Thưa bác sĩ vào buổi đêm, sữa của em rất nhiều nhưng ban ngày lại ít dần. Em biết hoóc môn kích sữa hoạt động nhiều về đêm (sau 9h). Vậy có cách nào duy trì hay kích thích hoạt động hoóc môn của tiết sữa không ạ?

ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Hoocmon tuyến sữa hoạt động từ vỏ não nên không có nguyên tắc sữa ban đêm nhiều hơn sữa ban ngày. Nhưng có thể ban ngày bạn đi làm không ăn uống đủ, stress khiến sữa ít hơn, còn ban đêm bạn được nghỉ ngơi, cho con bú thì kích thích sữa tốt hơn.

Nếu bạn muốn ban ngày sũa nhiều giống ban đêm thì nên cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đều đặn, cho bé bú liên tục thì sữa tiết nhiều hơn.


Hoài Thương - Đà Nẵng

Chào bác sĩ ạ,


Tôi sinh được 6 tháng. Hôm trước có cô bạn thân cho hộp viên lợi sữa Moringa vì nó nghe nói sữa tôi ít. Tôi đọc thành phần thì thấy có chùm ngây và kê sữa. Dạo này tối tôi bị mất ngủ nhưng đọc thông tin thì được biết chùm ngây sẽ làm tình trạng mất ngủ trầm trọng hơn.

Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có nên sử dụng viên lợi sữa này được không? Nếu được thì với tình trạng ít sữa như tôi thì bao lâu sẽ cải thiện. Tôi cũng rất mong muốn con được bú sữa mẹ để phát triển tốt nhất ạ.

Chân thành cảm ơn bác sĩ.

PGS Lê Bạch Mai:

Việc bạn dùng chùm ngây uống buổi tối dễ gây mất ngủ, bởi trong thành phần viên lợi sữa có nhiều chùm ngây, chất dinh dưỡng của chùm ngây khá cao.

Với 1 viên thuốc thì đã được tính toán các giá trị dinh dưỡng, bạn nên yên tâm uống sau bữa ăn tối không làm bạn mất ngủ. Khi uống viên lợi sữa vào buổi tối giúp tiết prolactin để tiết sữa.

Quan trọng nhất là buổi tối bạn được gần con, bé bú nhiều hơn, chính điều này giúp bạn tiết sữa nhiều hơn. Vì vậy bạn nên uống ngày 2 lần, sáng và tối.


Bảo Quyên - Lâm Đồng

Cách đây 2 năm em đã phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực theo đường hai bên nách. Giờ em mới sinh con được 4 tháng nhưng sữa về rất ít. Em đã dùng đủ từ thuốc nam đến thuốc bắc mà không thấy tiến triển. Xin hỏi bác sĩ, nâng ngực làm sữa em ít về phải không ạ? Em phải làm sao để sữa về cho con bú?

Chị gái em mách dùng viên lợi sữa, nếu uống thì có làm thay đổi chất lượng sữa mẹ không ạ?

Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều.


ThS.BSCK2 Diêm Thị Thanh Thủy:

Nâng ngực không ảnh hưởng khả năng tiết sữa. Trước đây khi đặt túi ngực bác sĩ thẩm mỹ sẽ phải rạch một đường dưới bầu ngực, điều này có thể rạch trúng các ống sữa gây cho việc tiết sữa ít hơn; hoặc đặt các túi ngực quá lớn gây chèn ép các đường ống sữa.

Thông thường hiện nay đặt túi muối sinh lý không có vấn đề gì; nhưng nếu đặt túi silicon, nếu thấm silicon ra ngoài thì có thể gây tổn thương cho người mẹ.

Thực ra do tâm lý của em cảm giác căng tức vòng 1 và chèn ép tuyến sữa làm các mẹ lo lắng thôi.


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X