Hotline 24/7
08983-08983

Chiêm ngưỡng những bí ẩn chưa được giải mã ở cánh đồng Chum trên đất bạn Lào

Nơi đây, đã lưu lại hàng nghìn chiếc Chum đá bí ẩn, nằm rải rác trên các ngọn đồi cao.

Cánh đồng Chum tọa lạc ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nơi đây, đã lưu lại hàng nghìn chiếc Chum đá bí ẩn, nằm rải rác trên các ngọn đồi cao. Từ lâu, nó đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn về văn hóa, lịch sử với dấu tích đồi Chum. Nó cũng được cho là địa điểm khảo cổ “nguy hiểm” nhất thế giới mà các nhà khảo cổ học chưa có một lời giải thích chính xác.

Huyền thoại và lịch sử nổi tiếng chưa có lời giải thích chính xác

Được biết, các nhà khảo cổ học cho rằng, các Chum này có niên đại từ 1.500 đến 2.000 năm. Phần lớn các hiện vật khai quật có niên đại 500 trước Công nguyên và 800 sau Công Nguyên. Theo đó, các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các Chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm.

Đường lên Cánh đồng Chum, tỉnh Xiêng Khoảng (có nghĩa thành phố phía chân trời-PV) huyền thoại.

Theo truyền thuyết của người Lào kể lại và họ cho rằng, có những người khổng lồ đã từng định cư ở khu vực này. Tuy nhiên, theo một truyền thuyết khác, có một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung, đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Nên ông đã cho lính lập ra những cái Chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo để ăn mừng chiến thắng.


Từ xa xưa, cánh đồng đã chứng kiến sự ra đời và tồn tại của những chiếc Chum đá kỳ bí.

Không chỉ có vậy, người Lào còn lưu truyền do Xiêng Khoảng nằm trên cao nguyên với hai mùa nắng mưa rõ rệt, khi mưa về thì thối đất còn nắng thì khô hạn nứt nẻ, vì vậy mà người xưa đã phải tạo ra những cái Chum “khổng lồ” để chứa nước…



Cánh đồng Chum vẫn là một trong những địa điểm khảo cổ “nguy hiểm” nhất thế giới.

Trước những huyền thoại bí mất về cánh đồng Chum, khiến bà Madeleine Colani thuộc Viện Viễn đông Bác cổ, người Pháp “chạm đất” đầu tiên để tiến hành khảo sát, nghiên cứu và ghi chép liệt kê các hiện vật của cánh đồng Chum. Tại đây, bà cùng với nhóm nghiên cứu của mình khai quật khu vực cánh đồng Chum và phát hiện ra một hang động với các di hài của con người, bao gồm cả xương và tro bị đốt.

Ông Xiêng Măng trao đổi với PV.

Trao đổi với PV báo Thời Đại, ông Xiêng Măng (66 tuổi), trú tại Bản Hãy Hỉn, huyện Mường Pẹt cho biết: “Những cái Chum tại cánh đồng này đã có từ lúc xưa, và ông cũng không biết có từ lúc nào. Ngay cả thời bố mẹ ông cũng không biết mà chỉ nghe người dân truyền lại dấu tích có thể họ đem đến và có thể những cái Chum nằm tại chỗ cũng có. Có được cánh đồng Chum này, họ lấy đá rèn thành những cái đục, rìu và sau đó họ đục đẻo ra những cái Chum đầy kì bì. Đồng thời, hang động phía bên kia họ cũng tự làm và còn nguyên thủy để lại”.



Những cái Chum nằm trên các ngọn đồi với đủ kích cỡ, từ nhỏ to đến cao thấp và hình dạng cũng khác nhau.

Duy nhất một cái Chum có nắp và một hang động kì bí

Được biết, trong quá trình liệt kê nghiên cứu, bà Madeleine Colani bất ngờ phát hiện một hang động đá vôi kỳ lạ, có lòng động xuyên thẳng lên đỉnh đồi tựa như hai ống khói tự nhiên với nhiều vết nám đen trên vách mà bà cho là đã được sử dụng làm lò hỏa thiêu người chết. Đồng thời, xung quanh đồi đá để lại những dấu vết xương, răng người, những vòng tay bằng đồng thau, những hạt chuỗi bằng thủy tinh và đá carnelian…


Hang động kì bí nơi nhiều người vào ẩn nấp. 

Thế nhưng, sau khi bà Madeleine Colani mất (1866 - 1943), việc nghiên cứu về Cánh đồng Chum đã bị chìm vào quên lãng. Điều này một lần nữa, khiến các nhà khảo cổ học đặt ra giả thuyết có lẽ người xưa tạo ra những cái Chum đá để tưởng niệm hoặc dùng chúng để đặt đồ đạc cho người đã khuất.

Duy nhất một cái Chum có nắp đậy mà họ gọi là Chum mẹ.

Qua tìm hiểu của PV thì, hiện nay cánh đồng Chum được xếp vị trí hàng 7 kỳ quan thế giới bí ẩn nhất mà nhân loại chưa tìm được giải mã chính xác. Và hiện Chính phủ Lào và Tổ chức UNESCO đang tiến hành, liệt kê toàn bộ cánh đồng Chum và hy vọng sớm được giải mã, để khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng một cách thoải mái và hiểu được sự ra đời của những cái Chum đá trên cánh đồng đầy bom đạn Xiêng Khoảng của đất nước Triệu Voi.


Những hố bom “khồng lồ”  mà không quân Mỹ đã rải bom dày đặc tại khu vực này.

Ông Lê Viết Giáo (63 tuổi), người Việt hơn 20 năm làm ăn sinh sống tại đất Phôn Sa Vẳng, tỉnh Xiêng Khoảng cho biết: “Cánh đồng Chum này đã có từ xa xưa và thời xưa người to lớn nên họ tạo ra những cái Chum này để uống rượu. Còn trên những đồi trọc là lính xưa canh gác và phía dưới là cấp sĩ quan và chỉ huy. Đồng thời, những khối đá này là Voi kéo từ trong kia ra và kéo từ ngọn đồi này qua đồi khác để đục thành cái Chum chứ không phải tự nhiên tạo ra. Chính người Lào họ cũng không biết dấu tích này có từ đời nào? Hiện tại trên hàng nghìn cái Chum chỉ còn một cái có nắp gọi là Chum mẹ và một hang động có rất nhiều anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tại đây. Lúc đó, nhiều người vào ẩn nấp và bom (gọi là B52-PV) đánh xuống sụp miệng hầm khiến quân đội Lào và Việt Nam ngã xuống. Sau này, người dân Hà Nội đưa đá (gần 2 tấn-PV) qua và lập bàn thờ để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc”.



Mỗi ngày cánh đồng Chum thu hút du khách đến chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn không khí trong lành trên những ngọn đồi cao chỉ có giá 15.000 Kíp (khoảng 40.000 đồng).

          Theo Bài và ảnh Phi Hoàng/Thời đại


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X