Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số TSH trong bệnh cường giáp là gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị basedow "cường giáp" năm 2015, đến năm 2018 bị tái phát, hiện nay đang uống thuốc. Ngày 20/3/2019 tôi xét nghiệm, T3, T4 bình thường, TSH lên 10.2. Bác sĩ không cho uống thuốc cường giáp nữa. Vậy TSH trong bệnh cường giáp là như thế nào?

Trả lời
Xét nghiệm tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

T3 và T4 là những hormon do tuyến giáp tiết ra. TSH là hormon do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra. Nhiệm vụ của TSH là điều hòa sự bài tiết T3 và T4 của tuyến giáp.

Basedow là bệnh lý tự miễn, khi cơ thể tự tạo ra chất ảnh hưởng lên tuyến giáp, hậu quả là tuyến giáp tăng tiết hormone giáp (T4, FT4, T3, FT3 tăng); khi T3, T4 tăng cao trong máu làm ức chế sự bài tiết TSH của tuyến yên và làm nồng độ TSH giảm.

Do đó, thuốc điều trị đầu tay đối với bệnh Basedow là nhóm thuốc ức chế tổng hợp hormone giáp (T4,T3), kéo theo TSH sẽ tăng dần về ngưỡng bình thường, có khi tăng cao hơn ngưỡng bình thường.

Bạn uống thuốc điều trị Basedow liên tục, đến nay xét nghiệm hormone tuyến giáp là T3 và T4 đã về ngưỡng bình thường, nhưng TSH lại tăng cao quá là do việc điều trị, không có gì đáng ngại, bạn đã có thể ngưng thuốc cường giáp theo quy định của bác sĩ điều trị, nhưng nhớ vẫn tái khám định kỳ mỗi 6 tháng để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp nhé, vì bản thân bệnh Basedow có xu hướng dễ tái phát.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ, tiết ra hormone tuyến giáp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cho cơ thể. Nếu bạn có quá nhiều hormone này sẽ dẫn đến các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Các triệu chứng của cường chức năng tuyến giáp bao gồm lo lắng, đổ mồ hôi, mệt mỏi và tim đập nhanh, lỡ nhịp hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ. Các triệu chứng khác là kích ứng mắt, sụt cân, nhạy cảm với nhiệt độ cao, và thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy. Cường giáp có thể là kết quả của bệnh Graves, đặc biệt hay xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Những bệnh nhân mắc bệnh Graves có tuyến giáp phình to (bướu cổ) và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh cường chức năng tuyến giáp:

- Bảo vệ mắt của bạn nếu bạn có những biến chứng về mắt do bệnh Grave. Sử dụng kính chống mắt và nước mắt nhân tạo và đeo dụng cụ bảo vệ mắt vào ban đêm;
- Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì. Điều này có thể ảnh hưởng đến em bé;
- Nhận biết rằng việc điều trị hiệu quả nghĩa là bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ phải kiểm tra sự mạnh lên của tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp;
- Đi khám bác sĩ nếu bạn có nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc tay chân run;
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng;
- Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát;
- Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm các vấn đề về mắt trở nên xấu đi;
- Nhớ rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Các vấn đề về canxi có thể xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ;
- Nhớ rằng bệnh cường giáp có thể tái phát sau phẫu thuật ở 10% đến 15% bệnh nhân;

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X