Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số khối cơ thể và bệnh đái tháo đường

Y học đã chứng minh kiểm soát cân nặng có vai trò quan trọng khi điều trị và xây dựng cuộc sống mới cùng bệnh đái tháo đường.

Đặc biệt, phòng tránh được béo phì, thừa cân nghĩa là bạn cũng giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tăng huyết áp. Thế nhưng như thế nào là cân nặng lý tưởng và khỏe mạnh? Mời bạn tham khảo thêm về chỉ số khối cơ thể.

Chỉ số khối cơ thể ở người đái tháo đường
Chỉ số khối cơ thể ở người đái tháo đường

Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index) là trị số đặc biệt, phản ánh cân nặng của một người có đang ở mức phù hợp hay không. Trị số này được tính dựa trên mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao, theo công thức:

BMI (kg/m2) = Trọng lượng (kg) / [Chiều cao (m)]2 

Ví dụ, một người trưởng thành nặng 60 kg, cao 163 cm thì chỉ số BMI của người đó là:

BMI = 60 : (1.63 x 1.63) = 22.6 kg/m2

Thông thường ở người trưởng thành, chỉ số BMI của người Châu Á dao động trong ngưỡng 18.5 – 23 kg/m2 được gọi là bình thường. Chỉ số này càng cao thì bạn càng bị thừa cân, béo phì và nên tiến hành giảm cân hợp lý.

Bảng phân loại cân nặng ở người trưởng thành theo chỉ số BMI (Nguồn: IDI & WPRO BMI)
Bảng phân loại cân nặng ở người trưởng thành theo chỉ số BMI (Nguồn: IDI & WPRO BMI)

Tác dụng của chỉ số khối cơ thể với người đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường và béo phì vốn có mối quan hệ tương quan với nhau. Những người thừa cân, ít vận động có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so với người bình thường. Ở chiều hướng ngược lại, người bệnh đái tháo đường nhưng không biết kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn. Chính vì vậy, chỉ số khối cơ thể là căn cứ để cả bác sĩ lẫn người bệnh theo dõi cân nặng và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

- Từ góc độ của bác sĩ, chỉ số khối cơ thể có vai trò như tham số trong quá trình chẩn đoán nguy cơ đái tháo đường typ 2, lẫn biến chứng ở người đã mắc bệnh.

- Với người bệnh, chỉ số khối cơ thể là cách đơn giản, không tốn kém và nhanh chóng để ghi nhận, điều chỉnh cân nặng ngay tại nhà. Nhờ đó, quá trình chữa trị và sống cùng bệnh đái tháo đường cũng dễ dàng hơn.

người bệnh đái tháo đường nhưng không biết kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn
Người bệnh đái tháo đường nhưng không biết kiểm soát cân nặng thì khả năng xảy ra biến chứng nghiêm trọng càng hiển hiện rõ hơn

Những lưu ý khác về chỉ số khối cơ thể

Tuy có nhiều ưu điểm như trên, chỉ số khối cơ thể vẫn mang tính tham chiếu tương đối và sẽ thay đổi theo từng thời kì. Trên thực tế, BMI mới là 1 chỉ số đánh giá trước khi cân nhắc tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh đái tháo đường. Khi đo chỉ số BMI tại nhà, bạn nên lưu ý:

- Chỉ số BMI trung bình theo khuyến cáo của WHO dành riêng cho người Châu Á (IDI & WPRO BMI) chỉ chính xác với người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên.

- Với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, BMI chịu chi phối bởi giới tính lẫn độ tuổi của người bệnh.

- BMI không ứng dụng được vào trường hợp phụ nữ mang thai, người tập thể hình hay người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số đặc biệt.

Theo Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X