Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số hồng cầu 5.6, MCV 64, MCH 20, MCHC 313, bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Chỉ số hồng cầu 5.6, chi số MCV 64; MCH 20; MCHC 313. Cho tôi hỏi vậy là bị bệnh gì?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Tất cả trị số xét nghiệm mà em cung cấp đều là từ kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bằng máy đếm laser. Và kết quả này cho thấy em bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, không đủ xét nghiệm để tìm nguyên nhân bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Nguyên nhân gây hồng cầu nhỏ nhược sắc bao gồm thiếu sắt (do ăn uống kém, do rối loạn hấp thu, do mất máu rỉ rả do rối loạn kinh nguyệt ở nữ hay xuất huyết tiêu hóa, nhiễm giun sán...), bệnh máu di truyền (HbH, β-thalasemia), do viêm nhiễm mạn tính...

Trong trường hợp này, em nên đến kiểm tra chuyên sâu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học hay Trung tâm Huyết học tại địa phương để xác định nguyên nhân và điều trị thích hợp, như thiếu sắt thì bù sắt, bệnh máu di truyền thì không được tự ý dùng thuốc bổ sắt (thường có trong các thuốc bổ máu).

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong công thức máu. Thiếu máu hồng cầu nhỏ biểu hiện khi MCV< 80fl với MCV là thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-15lit), MCV được tính bằng công thức: MCV = phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm / số hồng cầu. Bình thường máu trong cơ thể của chúng ta màu đỏ, hình thành bởi các hồng cầu. Nhưng khi các hồng cầu nhược sắc khiến cho màu của máu thay đổi. Khi đó ta gọi là thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.

Nguyên tắc điều trị:

- Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, hạn chế truyền máu
- Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén, khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống. Sử dụng sắt đường truyền tĩnh mạch trong các trường hợp:
+ Thiếu máu thiếu sắt nặng, rất nặng
+ Cơ thể không hấp thu được sắt khi dùng dạng uống: Cắt đoạn ruột, dạ dày, bệnh bẩm sinh
+ Thiếu máu trong khi bệnh mạn tính hoặc viêm nhiễm đang tiến triển.
- Giai đoạn sớm khi mới thiếu sắt chưa thiếu máu: Bổ sung sắt qua thức ăn và uống các chế phẩm chứa sắt.
- Thời gian bổ sung sắt: Kéo dài, nên tiếp tục bổ sung sắt thêm ba tháng sau khi lượng huyết sắc tố trở đã về bình thường.
- Phối hợp với điều trị nguyên nhân: Cần tìm được nguyên nhân gây thiếu sắt để điều trị đồng thời với điều trị thiếu máu thiếu sắt một cách triệt để, tránh gây thiếu sắt tái phát.

Một số cách phòng bệnh:

- Uống viên bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai.
- Thiếu máu nhược sắc nên ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống,… Kết hợp uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt để tăng khả năng hấp thu sắt.
- Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
- Vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X