Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride và acid uric tăng, có nên uống thuốc?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Mới đây em có đi xét nghiệm tại Bệnh viện Thủ Đức thì các chỉ số như sau: - ALT(GPT): 49 - AST(GOT): 27 - GGT: 53 - Cholesterol toàn phần: 234 - Triglyceride: 195 - Acid Uric: 8.3. Xin bác sĩ tư vấn giúp em có phải điều trị bằng thuốc không ? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Thứ nhất, kết quả xét nghiệm của em có tình trạng rối loạn lipid máu, với tình trạng tăng Cholesterol toàn phần và tăng Triglyceride máu. Hiện tại với mức độ này thì có thể chưa cần dùng thuốc mà điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào... tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá, tập thể dục điều đặn tối thiểu 30 - 45 phút mỗi ngày trong tuần.

Kết quả xét nghiệm bất thường thứ hai là tình trạng tăng acid uric máu. Bình thường lượng acid uric trong máu dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/L). Mức acid uric trong máu của em có tăng nhưng không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh Gout. Vì gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Do đó, nếu chỉ tăng acid uric máu mà không có tổn thương khớp đặc trưng của bệnh Gout thì không gọi là bệnh Gout. Tăng acid uric làm tăng nguy cơ bệnh Gout, bệnh tim mạch (trong đó có bệnh tăng huyết áp), bệnh thận…

Với mức tăng acid uric hiện tại của em thì cần điều trị thuốc, nhưng nếu em được chẩn đoán Gout hoặc từng có cơn đau khớp dạng Gout thì cần điều trị tích cực hơn, song song đóem cần thay đổi chế độ ăn, bao gồm giảm lại các món sản sinh nhiều acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi…), bia rượu.

Em có thể khám bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát hay chuyên khoa Nội tiết để được kê thuốc phù hợp, vì theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, bác sĩ không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông mà không thông qua thăm khám + hỏi bệnh trực tiếp với người bệnh, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn lipid máu còn gọi là mỡ máu cao là một trong ba “tam cao” chứng (cao huyết áp - cao mỡ máu - cao đường huyết).

Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao.

Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó mỡ cũng cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì.

Trong cơ thể có rất nhiều loại mỡ nhưng những loại phổ biến nhất trong chứng mỡ máu cao là cholesterol và triglycerides. Mỡ máu cao có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại sau:

Cholesterol đi khắp cơ thể dưới hình thức gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol là: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu). Cholesterol trong máu cao có nghĩa là cholesterol LDL cao.

Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu triglycerides của bạn cao thì cholesterol cũng có thể đang ở mức cao.

Cholesterol trong máu cao thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Riêng đối với triglyceride, nếu nó quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng lên gây đau bụng đột ngột, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa và sốt.

Điều trị mỡ máu cao bao gồm 2 bước:

- Thay đổi lối sống:

Bạn nên bắt đầu với một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo và đường, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Bỏ hút thuốc và uống rượu, thay vào đó là tập thể dục. Bạn có thể hỏi bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn uống và bài tập thích hợp.

- Sử dụng thuốc để điều chỉnh lipid:

Các bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc để kiểm soát lượng cholesterol. Các loại thuốc này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thận. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh, triệu chứng khác hoặc dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.

Bạn có thể áp dụng các lối sống và thói quen sinh hoạt sau đây để đối phó với bệnh mỡ máu cao:

- Luyện tập thể dục đều đặn;
- Ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm nhiều chất xơ. Khi nấu ăn, bạn nên dùng dầu oliu bão hòa đơn, dầu đậu phộng và dầu canola;
- Ăn cá;
- Bỏ thuốc lá;
- Giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập thể dục, chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp hay bơi lội. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X