Hotline 24/7
08983-08983

Chị gái em bị mất ngủ sau sinh, gia đình nên làm gì ạ?

Câu hỏi

Em chào BS, Chị em năm nay 32 tuổi, vừa mới sinh bé thứ 2 gần 1 tháng, trước khi sinh chị em cũng hay bị mất ngủ, 1 đêm chỉ ngủ được 4 đến 5 tiếng. Sau khi sinh thì tình trạng mất ngủ của chị em lại càng trầm trọng hơn, ngủ rất ít, có đêm không ngủ được. Người mệt mỏi do thiếu ngủ. Gia đình em rất lo cho chị vì sợ nếu mất ngủ lâu ngày chị em có thể bị trầm cảm sau sinh. Em rất mong được BS tư vấn cho chị em và gia đình ạ. Em cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

ThS.BS Bùi Diễm Khuê

Giảng viên Đại học Y dược TPHCM - Đại học Y dược TPHCM

Mất ngủ sau sinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mất ngủ sau sinh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Tình trạng mất ngủ sau sinh không hiếm gặp, nhưng với mức độ trầm trọng như của chị em thì rất nên quan tâm. Như gia đình em lo lắng, đúng là tình trạng này kéo dài sẽ gây mệt mỏi nhiều cho người mẹ, nguy cơ trầm cảm sau sinh (ngược lại, đây cũng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ).

Chị em nên sớm đi khám Tâm lý hoặc Tâm thần kinh, em nhé. Chị em có thể đến một số BV có các chuyên khoa này như: BV Quận Thủ Đức (29 Phú Châu, Tam Phú), BV Đại học Y Dược cơ sở 1, BV Nguyễn Tri Phương, BV Quận 2,...

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Mất ngủ là khi bạn khó đi vào giấc ngủ, dễ bị giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ lại được. Đây có thể là bệnh mãn tính, làm cho bạn không thể chợp mắt trong chốc lát dù bạn rất thèm ngủ”. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường cảm thấy rất mệt mỏi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng, do đó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động trong cả ngày hôm đấy.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy 27% bệnh nhân được khảo sát có tình trạng “khó ngủ”. Căn bệnh này ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới vì phụ nữ rất nhạy cảm với những thay đổi và dễ bị lo âu và trầm cảm. Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi già sẽ dễ bị chứng mất ngủ hơn.

Bạn có thể cần phải điều chỉnh thói quen ngủ của mình và thay đổi một số thuốc đang dùng để khôi phục lại giấc ngủ. Bác sĩ có thể giới thiệu với bạn các phương pháp điều trị hành vi để bạn có thể học về “kỹ thuật ngủ” và cách để cải thiện môi trường ngủ của bạn.

Nếu những cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc để giúp thư giãn và ngủ dễ hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc ngủ được xem như là sự lựa chọn cuối cùng, do đó bạn cần phải biết rằng loại thuốc nào chỉ nên sử dụng ngắn hạn, loại nào có thể sử dụng lâu dài.

Bạn nên có các lối sống và áp dụng các biện pháp khắc phục dưới đây để đối phó với bệnh mất ngủ:

- Tập thể dục và năng động hơn;
- Kiểm tra lại thuốc của bạn: nếu bạn dùng thuốc thường xuyên, hãy để bác sĩ kiểm tra xem có loại nào góp phần gây ra chứng mất ngủ của bạn hay không;
- Tránh hoặc hạn chế những giấc ngủ trưa: một giấc ngủ trưa không quá 30 phút là hoàn hảo và đừng ngủ trưa sau 3 giờ chiều;
- Tránh hoặc hạn chế caffeine, cồn và không sử dụng nicotine;
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X