Hotline 24/7
08983-08983

Che giấu "ngày đèn đỏ" nơi công sở - những câu chuyện đau lòng của chị em

Sự ngượng ngùng và cảm giác khó chịu chỉ là 2 trong số những bất tiện của việc chị em phải đi làm trong "ngày đèn đỏ".

Đối mặt với đau đớn cả về thể chất và tinh thần mỗi lần "đến tháng" nơi công sở

Jenn, 42 tuổi, làm việc tại một ngân hàng. Jenn chia sẻ: "Hãy tưởng tượng không ít nam giới, mà phần nhiều trong số họ, mặc comple. Tôi phải ngồi họp, xung quanh chỉ toàn đàn ông, mà phải chịu đựng cơn đau bụng kinh, đau đầu, đau lưng và những đợt ra máu ào ạt. Đối mặt với kỳ kinh nguyệt của bạn chẳng vui chút nào ngay cả khi bạn ở nhà, nằm nghỉ trên ghế sofa. Ngồi trong phòng họp, mặc váy với quần tất và giày cao gót hơn 1 phân? Chà, chẳng khác nào địa ngục".

Che giấu ngày đèn đỏ nơi công sở - những câu chuyện thực đau lòng của chị em - Ảnh 1.


Jenn cũng tiết lộ rằng, công ty của cô "chẳng làm gì" để những ngày "đèn đỏ" của nhân viên nữ trở nên dễ dàng hơn.

Tôi hiểu rằng, công khai về chu kỳ kinh nguyệt của mình không phải điều mà nam giới muốn nghe. Nhưng tôi có thể mơ về một thế giới, nơi tôi có thể thoải mái xin phép vắng mặt khỏi một cuộc họp bởi tôi đang trong ngày 'đèn đỏ' và máu thì sắp chảy thấm ra váy của tôi.

(Jenn, 42 tuổi, làm việc tại một ngân hàng)

Cô D, nữ nhân viên truyền thông 38 tuổi sống tại thành phố New York, được chẩn đoán mắc hội chứng lạc nội mạc tử cung. Đây là rối loạn mà mô lẽ ra phải ở trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, khiến cho kỳ kinh nguyệt càng thêm tồi tệ. Đau đớn - một trong nhiều triệu chứng của bệnh - luôn hiện diện nổi bật trong mỗi lần "đến tháng".

Cô D. kể: "Số lần người ta mắt tròn mắt dẹt hay liếc mắt nhìn tôi, vẻ mặt hoài nghi và cảm giác xấu hổi không giấu giếm mà tôi nhận được trong suốt sự nghiệp và những năm tháng học vấn của mình thật sự lố bịch. Mọi thứ, từ những câu nói 'chỉ là đau bụng kinh thôi mà, vượt qua đi' tới 'cô lại đến tháng nữa sao?' trở nên nực cười nếu thực tế tôi không bị đau đớn và tổn thương đến vậy".

D tiết lộ, cô còn lo lắng rằng, xin nghỉ vì bệnh lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng tới uy tín trong công việc của cô. D. cũng sợ mọi người nghĩ cô đang giả vờ đau.

"Quá sức mệt mỏi cả về thể chất, cảm xúc và tinh thần khi phải giải thích rằng, lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh, nó có thật và nó diễn ra hàng tháng".

(Cô D, nữ nhân viên truyền thông 38 tuổi sống tại thành phố New York)

Sự ngượng ngùng và cảm giác khó chịu chỉ là 2 trong số những bất tiện của việc chị em phải đi làm trong kỳ "đèn đỏ".

Che giấu ngày đèn đỏ nơi công sở - những câu chuyện thực đau lòng của chị em - Ảnh 4.


Năm 2016, Alisha Coleman làm nhân viên trực tổng đài 911 tại Fort Benning, Georgia. Có hôm, cô bất ngờ "đến tháng" và máu ra rất nhiều. Hai lần, Alisha bị chảy máu ra ghế và kết cục, cô bị sa thải. Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ đã vào cuộc khi trường hợp của Alisha bị một toà án địa phương bác bỏ. Liên đoàn sau đó tiết lộ với Huffington Post rằng, họ không thể thông báo chi tiết về trường hợp Alisha nhưng trang web của Liên đoàn khẳng định, những gì cô phải gánh chịu là "sự phân biệt đối xử trái pháp luật nơi công sở".

Xoá bỏ định kiến với chu kỳ kinh nguyệt ở những phụ nữ công sở

Không có gì bất ngờ khi một trong những tốt nhất để làm việc nếu bạn "đến tháng" là công ty bán sản phẩm liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.

Natalie Lam, trưởng phòng truyền thông xã hội cho chi nhánh tại Anh của Natracare, cho biết, văn phòng nơi cô làm việc cung cấp sản phẩm chăm sóc "ngày đèn đỏ" cho chị em. Bên cạnh đó là chai nước nóng và trái cây để giúp nhân viên nữ đối phó với cơn đau bụng kinh. Không có định kiến hay cảm giác ngượng ngùng gì hết khi đề cập tới kỳ kinh nguyệt.

Che giấu ngày đèn đỏ nơi công sở - những câu chuyện thực đau lòng của chị em - Ảnh 5.


Tại Knix, công ty chuyên bán đồ lót chống rò rỉ, cũng tồn tại mong muốn có môi trường cởi mở tương tự.

"Đó là chủ đề được nhắc tới gần như mỗi ngày và chúng tôi mọi người đều sẽ đóng góp ý kiến", người sáng lập kiêm CEO Knix, Joanna Griffiths chia sẻ. Cô cũng cho biết, năm 2013, khi cô khởi nghiệp với ngành kinh doanh này, đã nhận được không ít ánh mắt hoài nghi. "Vẫn còn rất nhiều người cảm thấy không thoải mái với khái niệm đồ lót ngăn rò rỉ. Khi tôi cố gắng tìm kiếm đầu tư cho công ty, tôi thường nghe người ta nói rằng, ngành kinh doanh này quá 'hẹp'. Nói vậy tức là ý chỉ chu kỳ kinh nguyệt và sự bất tiện gây stress mà cứ 3 phụ nữ lại có 1 người phải chịu đựng là ngành hẹp sao?".

Theo Griffiths, chia sẻ cởi mở về chu kỳ kinh nguyệt là bước tiến lớn để xoá bỏ định kiến liên quan tới vấn đề này. "Hiểu rằng chu kỳ kinh nguyệt khác nhau với mỗi phụ nữ và ở một số người, nó có thể gây đau đớn tới mức dữ dội là rất quan trọng, đặc biệt những người bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc một hội chứng y khoa khác. Khi đó, sự ủng hộ ở nơi làm việc - bao gồm cả khả năng xin nghỉ làm - cực kỳ có ý nghĩa".

Che giấu ngày đèn đỏ nơi công sở - những câu chuyện thực đau lòng của chị em - Ảnh 6.


Nhưng ý tưởng nghỉ làm vì "đến tháng" - mà không phải xin nghỉ vì ốm - vẫn gây tranh cãi với một số người. Một công ty Australia lần đầu tiên áp dụng quy định này vào năm 2017 hiểu rõ hơn ai hết thực tế mà họ phải đối mặt.

Hiện tại, nhiều công ty lựa chọn biện pháp tích trữ sản phẩm dùng cho chị em khi "đến tháng" ở phòng vệ sinh nữ như một cách hỗ trợ.

Nancy Kramer là người sáng lập Free The Tampons - tổ chức phi lợi nhuận khẳng định: "mọi phòng vệ sinh ngoài gia đình đều nên cung cấp miễn phí các vật dụng thiết yếu cho chị em".

Theo Helino

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X