Hotline 24/7
08983-08983

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi bị bệnh táo bón

Táo bón là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Ước tính vào khoảng 28 - 50% số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc phải.

Ảnh minh họa.

Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không phải là một việc đơn giản. Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi bạn phải cần hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi.

Người cao tuổi thường ít vận động vì thế có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh, trong đó bệnh táo bón là một bệnh thường gặp nhất, do cơ thể ít vận động lâu ngày sẽ làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng dẫn đến táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn tuổi

Ở người lớn tuổi, nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất là do thay đổi trong chế độ ăn uống như ăn quá ít, ăn không đủ chất xơ, ít vận động, ít đi lại và uống không đủ nước.

Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh phải dùng nhiều thuốc. Có rất nhiều bệnh có thể gây ra táo bón như: ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, suy tuyến giáp... và cũng có nhiều loại thuốc có thể gây táo bón chẳng hạn một số thuốc an thần giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc trị đau dạ dày, thuốc ho có chứa codeine...

Chế độ dinh dưỡng cho người bị táo bón

Để khắc phục táo bón, bạn cần cho người già ăn những thức ăn dễ tiêu hoá, việc bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột là rất cần thiết, không nên ăn quá no, không ăn nhiều mỡ, tốt nhất là nên cho người già ăn nhiều bữa trong ngày.

Đặc biệt, người già cần chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ sung các yếu tố vi lượng và các chất chống ôxy hóa, như ăn cà chua sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ăn bắp cải, súp lơ để chống ung thư bàng quang…. Đồng thời, người cao tuổi cần tăng cường ăn cá để có thêm canxi, phòng xốp và loãng xương. Bổ sung sinh tố và muối khoáng, nhất là sữa chua…

Bên cạnh đó, người cao tuổi bị táo bón nên ăn những thực phẩm dưới đây:

1. Cà rốt

Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Một củ cà rốt cỡ trung bình có chứa đến 1,2 gam chất xơ không hòa tan. Đây là chất rất quan trọng với đường ruột. Nó làm mềm phân cứng bằng các liên kết nước trong đường ruột, từ đó, chúng kích thích tiêu hóa và giúp người cao tuổi đi tiêu dễ dàng.

2. Khoai lang - nguồn thực phẩm giàu chất xơ


Người có hệ tiêu hóa đường ruột kém nên ăn nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ trong khoai lang gấp đôi so với khoai tây: Dùng khi hấp, luộc đều có hiệu quả nhưng với người dễ sình bụng không nên ăn quá nhiều khoai lang. Các bệnh nhân bị táo bón nên lưu ý ăn cả vỏ khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ rễ, củ mà lá khoai lang cũng có tác dụng chống táo bón. Lá khoai lang non xào ăn, nệm 1 ít muối và hạt tiêu, khi sử dụng rất hiệu quả.

3. Chanh

Nếu không bị bệnh lý dạ dày, mỗi sáng khi thức dậy người cao tuổi nên uống một cốc nước chanh ấm pha chút muối. Nước chanh hỗ trợ làm sạch ruột, đồng thời muối sẽ giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn.

4. Người già bị táo bón nên ăn chuối mỗi ngày

Cứ 100g chuối sẽ chứa 3,7g chất xơ hòa tan. Chất xơ này sẽ giúp đào thải các độc tố, cặn bã trong đường ruột ra ngoài dễ dàng hơn. Người cao tuổi nên ăn mỗi ngày 1 trái chuối để hỗ trợ trị dứt điểm tình trạng táo bón kéo dài.

5. Quả lê


Lê không chỉ giàu chất xơ hòa tan mà nó còn chứa nhiều nước rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp người bệnh nói "tạm biệt" táo bón.

6. Quả bơ

Bơ là một trong những loại quả giàu chất xơ nhất, giúp nhuận phân, dễ đại tiện. Ngoài ra nó còn cung cấp lượng vitamin dồi dào cùng omega 3, omega 6 rất tốt cho tim mạch, huyết áp ở người cao tuổi. Vì vậy, người già bị táo bón nên thường xuyên ăn bơ hơn để tốt cho sức khỏe.

7. Người bị táo bón nên ăn rau mồng tơi


Rau mồng tơi chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giàu vitamin K, rất tốt cho người bị táo bón hoặc nứt hậu môn.

8. Hạnh nhân

Quả hạnh nhân là thực phẩm giàu chất xơ nhất, trong 100g hạnh nhân có tới 13g chất xơ.

9. Táo

Táo có chất xơ hòa tan và không hòa tan, vì vậy nó rất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Chất xơ tập trung nhiều ở vỏ táo, do đó khi ăn táo bạn nên ăn cả vỏ táo.

Ngoài chất xơ, táo còn chứa nhiều thành phần pectin, một loại chất giúp làm mền phân và kích thích hệ tiêu hóa. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên ăn táo khi đói. Ăn 1 - 2 quả táo mỗi buổi sáng sau khi khi thức dậy là cách tốt nhất để táo phát huy hết khả năng trị táo bón.

10. Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước có tác dụng làm mềm và bôi trơn phân, từ đó làm giảm độ ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa, giảm đi cảm giác đau đớn, khó chịu trong quá trình đại tiện.

Đối với các trường hợp bị táo bón kèm theo rối loạn tiểu tiện do u tuyến tiền liệt, viêm bàng quang… người già càng nên uống nhiều nước vào ban ngày, nhưng cần hạn chế uống vào ban đêm để tránh mất ngủ vì tiểu tiện nhiều lần.

Theo Giadinh.net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X