Hotline 24/7
08983-08983

Chàng trai trẻ xây biệt phủ gỗ 10 tỷ từ "cơ duyên" với đại bảo tháp 300 tấn dát vàng

Hành trình từ đại bảo tháp chùa Ba Vàng tới những ngôi nhà truyền thống chục tỷ là dấu ấn của một chàng trai trẻ tuổi 30. Đây là điều mà không ít những người trẻ mơ ước.

Tòa bảo tháp 300 tấn đồng

Thông tin trên website của chùa Ba Vàng (TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, từ đầu năm 2017 chùa Ba Vàng chính thức triển khai xây dựng công trình Đại bảo tháp chùa Ba Vàng ở trên đỉnh núi phía sau chùa, thuộc quần thể nhà chùa.

Đại bảo tháp chùa Ba Vàng được thiết kế với chiều cao 33m, trong đó có 1 tháp chính và 4 tháp phụ xung quanh. Công trình có kết cấu bằng đồng nguyên chất dát vàng. Dự kiến nguyên liệu thực hiện là hơn 300 tấn đồng. Thời gian thi công từ năm 2017 đến năm 2020.
Sau khi hoàn thành, Đại bảo tháp chùa Ba Vàng sẽ là điểm nhấn kiến trúc độc đáo trong quần thể chùa Ba Vàng. Tầng 1 của Đại bảo tháp sẽ là nơi thờ tự và du khách tham quan; tầng 2 và tầng 3 sẽ là nơi thờ Xá Lợi Phật và Kinh Bát Nhã.


Ít ai biết, đằng sau công trình thế kỷ đó chính là Nguyễn Văn Thắng, một KTS mới chỉ 30 tuổi đam mê phong cách kiến trúc truyền thống. Để nhận được công trình này, Thắng kể rằng mọi sự bắt đầu từ một cơ duyên. Nhiều lần đi chùa Ba Vàng, Thắng quen biết nhà sư trụ trì. Sau đó, Thắng được giới thiệu để thiết kế cảnh quan, công trình phụ trợ cho chùa. Được sư thầy tin tưởng, Thắng được giao thêm trọng trách thiết kế công trình Đại bảo tháp.

Vinh dự thật lớn lao, song trách nhiệm công việc không hề nhỏ, Thắng phải miệt mài tìm kiếm thông tin trên mạng về bảo tháp này của Ấn Độ. Một số phật tử đã từng sang Ấn Độ cũng cung cấp thêm cho Thắng thông tin về kích thước, chụp ảnh từng họa tiết hoa văn của bảo tháp để anh làm tư liệu. Cuối cùng sau 3 tháng, Thắng đã thiết kế xong bản vẽ hình ảnh 3D và được sư thầy duyệt để khởi công.

“Sư thầy rất vui và chấp thuận bản vẽ đó. Công trình sau đó được khởi công, tên của mình được sư thầy ghi vào bảng công đức. Mình cũng cảm thấy rất tự hào”, Thắng chia sẻ.

Thắng cho hay, đặc điểm Đại bảo tháp chùa Ba Vàng về cơ bản giống hệt mô hình Bảo Tháp Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng của Ấn Độ, kể cả kích thước. Nếu so sánh họa tiết hoa văn thì Bảo Tháp Đại Giác của chùa Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ được thiết kế theo kiến trúc văn hóa Phật giáo Ấn Độ, còn hoa văn của Đại bảo tháp chùa Ba Vàng được thiết kế với kiến trúc văn hóa Việt Nam đời nhà Trần thế kỷ 13.

Nhà gỗ quý 10 tỷ của đại gia Tây Hồ

Một công trình khác giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng cũng khiến Thắng nhiều đêm đau đầu. Ngôi nhà kẻ truyền 5 gian, một lầu bát giác và một số công trình theo phong cách hiện đại làm hoàn toàn bằng gỗ quý của một đại gia ở Tây Hồ - Hà Nội.

Thắng kể, ngay từ đầu anh mạnh dạn đưa ra bản thiết kế theo phong cách mới và được chủ nhân ngôi nhà rất ưng. Nhưng khi bắt tay vào làm, quan điểm giữa Thắng và thợ có nhiều điểm mâu thuẫn, bởi họ bị những lối mòn của phong cách truyền thống ảnh hưởng.


Thắng phải nhiều lần thuyết phục được thợ hiểu được giá trị nghệ thuật trên bản vẽ của mình, khi hai bên có điểm tương đồng thì công trình mới hoàn thiện theo đúng ý tưởng của chủ nhân cũng như tác giả bản thiết kế. “Họ là những nghệ nhân lâu đời, với những ý tưởng mới, không dễ để họ hiểu ngay cái đẹp của bản vẽ mà mình đem lại”, Thắng giải thích.

Hay với công trình một ngôi nhà gỗ kẻ truyền và một căn biệt thự có kiến trúc hiện đại, được xây cạnh nhau, có quy mô lên đến hơn chục tỷ đồng tại chính quê hương Lại Thượng - Thạch Thất. Chủ nhân ngôi nhà này yêu cầu Thắng thiết kế sao cho hài hòa và không bị đối lập về mặt kiến trúc. Đây thực sự là một yêu cầu rất khó, phải tìm ra một sợi dây dung hòa giữa hai lối kiến trúc đối lập.

Chủ nhân của ngôi nhà cho hay, ông rất thích kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ, nhưng bên cạnh đó phải có một kiến trúc hiện đại để tiện cho sinh hoạt gia đình. Cho nên, trước khi bắt tay vào thiết kế, ông đã yêu cầu Thắng phải nhận rõ đây là không gian để sống, phải tìm ra sự hài hòa giữa hai lối kiến trúc.

Sau khi công trình hoàn thành, gia chủ toại nguyện về ngôi nhà, bản thiết kế đã thực hiện đúng những gì chủ nhân yêu cầu. Tuy nhiên, Thắng vẫn chưa cảm thấy mãn nguyện vì diện tích đất chưa đủ rộng để thực hiện đúng những dự tính ban đầu.

Theo đuổi và đam mê nhà gỗ cổ, trong quá trinh làm thiết kế, Thắng nhận thấy những người sinh ra ở giữa thế kỷ trước thì thích và muốn chơi nhà gỗ theo lối cũ. Họ muốn giữ nguyên, không mốn cách tân hay cách điệu, mà bảo tồn nguyên vẹn tổng thể cũng như các nét vẽ, văn hóa, phong cách kiến trúc truyền thống.

Còn với thế hệ trẻ hiện nay, những người thực sự yêu thích nhà gỗ cổ thì họ hướng tới một cách nhìn mới. Một không gian cổ nhưng phải hòa nhập vào hữu năng và hiện đại, tức vừa lưu giữ được những nét truyền thống, vừa tiện nghi, đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện đại.

Theo Tuổi Trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X