Hotline 24/7
08983-08983

Chân tay run, bướu cổ 33mm, sút cân, hồi hộp... dấu hiệu bệnh Basedow?

Câu hỏi

Em cảm ơn AloBacsi đã trả lời câu hỏi của em. Em xin miêu tả thêm triệu chứng: Năm 13 tuổi em có bị bướu giáp đơn thuần đến năm 15 tuổi thì hết bệnh. Triệu chứng hiện tại của em là chân tay run nhiều, chân phù to, bướu ở cổ kích cỡ 33mm, sút cân, tim đập nhanh và có thể nghe tiếng tim đập, hay hồi hộp, cơ thể có nhiệt độ cao hơn người bình thường. Và điều quan trọng là mẹ của em bị bướu basedow từ năm 35 tuổi, đã mổ và hiện tại đang tái phát lại, bây giờ mẹ em 51 tuổi.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bệnh Basedow. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh Basedow. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Qua mô tả có khả năng bệnh của bạn là bệnh basedow, cũng có thể là bướu giáp nhân hoá độc. Tình trạng cường giáp gây nên các dấu hiệu về giao cảm như run tay chân, tính tình gắt gỏng và bệnh lý tim mạch, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm.

Bạn cần khám chuyên khoa Nội tiết ngay để BS điều trị ổn định chức năng tuyến giáp. Đối với basedow có thể điều trị bằng thuốc, phẫu trị hay xạ trị, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, việc lựa chọn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, kích thước bướu, bướu giáp nhân hay bướu lan toả, khả năng tuân thủ điều trị của từng bệnh nhân.

Basedow vẫn có thể tái phát sau phẫu thuật nếu phần mô giáp còn lại tăng hoạt hoặc sinh nhân độc. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm, thông thường để tránh tái phát, BS có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp, và bệnh nhân cần sử dụng thêm hormon giáp để hỗ trợ.

Thân mến!

Câu tư vấn trước: Chỉ số anti TPO tăng cao thể hiện bệnh Basedow?

Mời bạn tham khảo:

>> Bệnh Basedow chữa khỏi hẳn được không, AloBacsi?

>> Phương pháp điều trị bệnh basedow?

Basedow là bệnh tự miễn, được đặc trưng bởi cường chức năng tuyến giáp do các kháng thể kích thích tuyến giáp xuất hiện và lưu hành trong máu.

Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (80%), đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 21-30 tuổi. Bệnh liên quan mật thiết đến nồng độ estrogen ở nữ. Có nhiều yếu tố tác động gây bệnh như: yếu tố gen, miễn dịch, môi trường... làm thay đổi tính kháng nguyên và trình diện kháng nguyên lạ trên bề mặt tế bào tuyến giáp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ra tự kháng thể hormon TRAb.

TRAb gắn vào receptor của hormon TSH tại màng tế bào tuyến giáp kích thích làm tế bào tuyến giáp phát triển về mặt số lượng, tăng cường hoạt động chức năng, tổng hợp và giải phóng nhiều hormon tuyến giáp vào trong máu, gây nên các biểu hiện nhiễm độc giáp và các biểu hiện tự miễn trên lâm sàng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X