Hotline 24/7
08983-08983

Chân nặng trịch khi đi đứng tỏng 4 tiếng, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Kính thưa bác sĩ, Tôi sinh năm 1982, bị viêm 2 khớp gối cách đây khoảng 5 năm. Năm đầu tiên tôi chỉ bị đau ở đầu gối phải, đi lại khó khăn và có dấu hiệu sưng lên. Tôi đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình vì nghĩ do mình bị trật khớp hay gì đó, bác sĩ bảo tôi chỉ bị viêm vùng gối không rõ nguyên nhân. Tôi hỏi bác sĩ liệu tôi có bị khớp không? Bác sĩ bảo là không thể nào vì tôi còn quá trẻ, cho tôi uống thuốc 15 ngày, khi uống hết thuốc dấu hiệu đau lại rõ rệt như ban đầu. Tôi tiếp tục đi vào Bệnh viện Nguyễn Trãi (do có BHYT), bác sĩ bảo tôi bị viêm khớp và cho uống thuốc. Tôi kiên trì uống thuốc gần 1 năm nhưng không khỏi mà lại đau nhiều hơn, lúc này đau cả 2 đầu gối chứ không còn đau 1 gối như trước. Tôi được chị bạn mách cho 1 phòng khám tư nhân của một bác sĩ ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Tôi đến đây khám và điều trị, qua thăm khám ban đầu bác sĩ chỉ định tôi thiếu chất nhờn trong khớp, yêu cầu chích mỗi bên ít nhất 2 mũi dịch nhờn vào khớp gối. Tôi đồng ý và chích đúng liệu trình bác sĩ đưa ra, tuy nhiên đau vẫn hoàn đau, lúc này bác sĩ chuyển qua điều trị tôi bị viêm khớp và cho uống thuốc viêm khớp, tuy nhiên cứ mỗi tuần khám tôi đều than đau. Vợ bác sĩ cứ bảo tôi làm quá lên, vì ai đau vừa cũng kêu quá đau, tuy nhiên bác sĩ thấy được điều bất thường nên cho tôi đi xét nghiệm máu, mặt khác tôi về Bệnh viện Nguyễn Trãi chụp MRI (qua Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chụp cắt lớp). Lúc này có kết quả xét nghiệm tôi mang cả kết quả MRI về cho bác sĩ xem và thăm khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm khớp mạn tính. Lúc này bác cho tôi uống thuốc đặc trị, bác nói thuốc này cũng sẽ ảnh hưởng rất có hại tới gan và thận, vì vậy cứ mỗi tháng tôi sẽ phải làm xét nghiệm gan, thận, và các chức năng khác 1 lần. Tuy nhiên trong quá trình uống thuốc, tôi thấy người tôi bị ứ nước, nặng hơn, mặt phì hơn, và cảm giác mệt hơn, lúc này tôi có báo với bác sĩ thì bác vẫn tiếp tục liệu trình điều trị cho tôi bằng thuốc đặc trị này. Sau 1 năm điều trị tôi tự động bỏ điều trị và bỏ thuốc, hồ sơ khám bệnh và xét nghiệm tôi vẫn còn lưu. Giờ đây tôi cảm thấy chân tôi không có nhẹ tênh như hồi còn trẻ, mà hay bị nặng chình chịch nhất là khi đứng hoặc đi trong suốt 4 tiếng đồng hồ. Mong bác sĩ tư vấn phương pháp châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu nào cho khỏi bệnh hoặc khỏe lại?

Trả lời
Viêm khớp mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Viêm khớp mạn tính. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bệnh lý gây ra viêm khớp gối rất đa dạng, có thể do bệnh lý tự miễn, nhiễm trùng… kể cả ở người trẻ vẫn có khả năng bị thoái hoá khớp nếu có bất thường bẩm sinh diễn tiến đến thoái hoá khớp sớm hoặc sau chấn thương. Để chẩn đoán bác sĩ cần đầy đủ hồ sơ bệnh án cũ trước đây của bạn hoặc bạn nên tái khám chuyên khoa Khớp để được kê toa và tư vấn trực tiếp, cụ thể hơn.

Với triệu chứng nặng chân khi đứng lâu, ngồi lâu, bạn nên khám chuyên khoa mạch máu để tầm soát bệnh lý tĩnh mạch chi dưới. Khi có chẩn đoán đầy đủ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp tập luyện hoặc chăm sóc phù hợp nhất cho bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm khớp mạn tính được coi là bệnh của tuổi già nhưng gần đây, nó có xu hướng xuất hiện nhiều cả ở những người trẻ. Các trường hợp nặng nếu không được điều trị tốt sẽ có thể mất vận động hoặc biến dạng khớp.

Viêm khớp mạn tính xuất hiện khi các khớp sụn bị bào mòn và mất đi (do tuổi già hoặc chấn thương, bệnh lý), gây đau khớp.
 
Triệu chứng điển hình là đau và cứng khớp. Trong giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện sau khi luyện tập. Dần dần, bệnh nhân hay bị đau hơn, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Càng về sau (khi lớp sụn ở khớp mòn hẳn đi và các đầu xương tiếp xúc gần với nhau), cơn đau có tần suất càng lớn hơn, khiến bệnh nhân mất ngủ. Lâu ngày, khớp bị tổn thương sẽ bị mất vận động, sưng đỏ và viêm nóng thường xuyên. Khi một bên khớp bị mài mòn, biến dạng khớp sẽ xảy ra.

Hiện chưa có hướng điều trị hoàn toàn hiệu quả đối với bệnh viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, những phương pháp dưới đây sẽ giúp người bệnh có một cuộc sống tốt đẹp hơn và lấy lại được khả năng vận động:

- Dùng các thuốc giảm đau như aspirin hoặc acetaminophen. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất đối với người bệnh.
 
- Thay khớp: Được thực hiện khi các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả, áp dụng với khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp bàn ngón tay và ngón chân.

Chế độ sinh hoạt giúp giảm đau do viêm khớp mạn tính:

- Thường xuyên tập thể dục
- Ngủ đủ giấc
- Tránh duy trì một tư thế quá lâu
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Duy trì cân nặng hợp lý.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X