Hotline 24/7
08983-08983

Chân khập khễnh sau gãy xương, liệu có thể đi lại bình thường như trước đó?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị gãy xương trong một lần chạy bộ lên dốc sau đó quẹo trái và bị trợt nước té ngã, đi khám thì bị nói là gãy xương phụ của xương mác, bác sĩ cho bó bột và nói 3 tuần sau tháo bột. Em để thêm 2 ngày (tổng cộng là 3 tuần 2 ngày) thì tháo bột. Hiện tại ở phần bị gãy (mắt cá chân) vẫn còn sưng (sưng ít hơn lúc mới bị gãy), em đi được rồi nhưng vẫn khập khễnh, chưa đi bình thường được (khi em chườm đá lạnh thì vết thương có bớt sưng), nhưng ở đầu gối em thấy xương vẫn còn lúc lắc, bác sĩ khoa X-quang ở gần nhà nói là vẫn còn bị trật khớp nên sưng. Em rất lo sợ xương bị lệch hay có nguy cơ không lành? Sau khi lành em có thể đi lại bình thường như lúc đầu không hay phải đi khập khễnh suốt đời ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đi khập khễnh sau gãy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đi khập khễnh sau gãy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Chấn thương gây gãy xương là những chấn động mạnh, do đó thường tổn thương không chỉ ở xương mà còn ở những bộ phận khác như mạch máu, mô mềm. Dù là trật khớp hay gãy xương chưa lành, hay đứt dây chằng thì vẫn phải can thiệp để trở về sinh hoạt bình thường.

Do vậy, bạn nên tới khám ở bệnh viện có chuyên khoa Ngoại chấn thương để bác sĩ đánh giá trực tiếp và lên kế hoạch can thiệp điều trị bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Xương mác giúp ổn định và hỗ trợ cẳng chân, mắt cá và các cơ chân. Xương mác chạy song song với xương chày, gắn vào khớp mắt cá chân và khớp gối.

Xương mác chỉ chiếm 17% trọng lượng cơ thể. Gãy xương mác xảy ra khi có áp lực lớn tác động vào xương nhiều hơn sức tải của nó.

Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bạn nghĩ mình có thể bị gãy xương, đặc biệt nếu gãy xương hở da và nhìn thấy xương lòi ra.

Có hai loại phẫu thuật chính nếu bệnh nhân cần:

- Nắn xương kín bao gồm sắp xếp xương trở lại vị trí ban đầu mà không cần phải rạch da ở chỗ gãy;
- Nắn xương hở và sắp xếp cố định xương bị gãy về vị trí ban đầu bằng cách sử dụng tấm kim loại, đinh vít và thanh nẹp.

Thời gian phục hồi xương phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Mức độ nghiêm trọng của thương tích và các thương tích khác
- Tuổi tác
- Mức độ tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật
- Thời gian tiến hành vật lý trị liệu
- Các tình trạng khác.

Trong thời gian phục hồi, bác sĩ sẽ lên kế hoạch theo dõi X-quang để đảm bảo xương được chữa lành đúng cách.

Các mẹo tại nhà:

- Nằm nghỉ và nâng chân bó bột lên cao
- Sử dụng nạng để tránh làm tổn thương chỗ gãy
- Có chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng như vitamin D, canxi và kẽm để phục hồi xương.
- Cung cấp đủ lượng calo và protein cho cơ thể
- Uống thuốc giảm đau và chống viêm nếu cần thiết để giảm đau và sưng tấy.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X