Hotline 24/7
08983-08983

Chẩn đoán bệnh máu nhiễm mỡ qua các triệu chứng

Có những dấu hiệu không ngờ cảnh báo bạn đang gặp phải căn bệnh máu nhiễm mỡ, hãy lưu ý để khám và chữa bệnh sớm nhất.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thì phần lớn nguyên nhân máu nhiễm mỡ là do di truyền, yếu tố gia đình, chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động, nhất là dân trí thức, văn phòng.

Máu,Huyết học

Đồng thời, quá trình học tập căng thẳng hay làm việc áp lực cao không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ gây căng thẳng stress từ đó dẫn đến hiện tượng rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, mỡ tích tụ nhưng không được chuyển hóa thành năng lượng về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu.

Có trường hợp nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.

Những triệu chứng chính

- Da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mắt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, da, lương, ngực…to bằng đầu ngón tay, màu vàng nhạt, không đau, không ngứa.

- Khi bệnh phát triển nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, choáng, hoa mắt, bứt rứt trong người, thở ngắn, hồi hộp,…cơ thể phì mập, xét nghiệm máu các bác sĩ chỉ cho biết mỡ máu tăng hơn mức bình thường.

- Các biểu hiện như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, tim đập nhanh, thở gấp,…nếu bệnh ở vào thời cuối sẽ xuất hiện dấu hiệu xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đau tim,...

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh và sớm thực hiện các biện pháp điều trị bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao sẽ làm cho tỉ lệ mỡ trong máu sẽ giảm đi đáng kể. Nhưng khi để bệnh trở nên nặng hơn, chỉ số máu nhiễm mỡ cao thì việc điều trị bệnh sẽ khó khăn và lâu dài hơn.

Cách đề phòng khi có những triệu chứng trên

- Tránh bổ sung đạm cho cơ thể trong bữa tối: Bữa tối không nên ăn thức ăn chứa nhiều đạm vì rất khó tiêu hóa, lâu ngày khiến cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) nên ăn dưới 255 g/tuần.

- Ăn nhiều cá: Ăn nhiều cá tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Những loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu có nhiều axit béo loại này.

- Bệnh nhân máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít đường để tăng chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.

- Nói không với dầu mỡ và bơ: Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh. Vì trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu.

Những biểu hiện ban đầu của bệnh máu nhiễm mỡ thường khó phát hiện. ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng.

Theo Nhật Linh - VietNamNet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X