Hotline 24/7
08983-08983

Chân bị gai đâm đã 1 tháng vẫn sưng đau không đi lại được, cháu phải làm sao?

Câu hỏi

Cháu đi chăn bò, bị cây chọc vào gân, cây được lấy ra rồi, đến hơn 1 tháng rồi vẫn đau và sưng không đi lại được. Nay cháu xin nhờ bác sĩ tư vấn và cách chữa trị như nào?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bị gai đâm vào chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bị gai đâm vào chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Với công việc hiện tại của em, tôi đoán là gia đình em còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, hiện tại tôi rất tiếc là không thể giúp gì em được nhiều hơn bằng lời khuyên đi đến cơ sở y tế.

Bởi vì vết thương của em (tôi chưa rõ cụ thể ở đâu) có thể là bị nhiễm trùng, bị tổn thương dây chằng gân cơ, bị trật khớp… bác sĩ phải thăm khám trực tiếp kèm xét nghiệm kiểm tra (ví dụ như chụp phim Xquang) thì mới chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp được. Em nên đến cơ sở y tế sớm để tránh biến chứng và di chứng về sau.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nếu không may bị vật nhọn đâm vào người, sau khi xử lý vết thương, nên đến cơ sở y tế để tiêm uốn ván vì không biết trong dị vật đó có vi trùng gây uốn ván hay không.

Nhiều người thường lầm tưởng chỉ có giẫm phải đinh sắt, kim loại gỉ mới bị uốn ván, nhưng thực tế những vết thương trầy xước nhỏ cũng dễ gây ra tình trạng này.

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong từ 25 đến 90%. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn gây uốn ván có ở mọi nơi trong đất, cát; phân gia súc, gia cầm; nơi cống rãnh...

Tại đây, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào các vết thương hở dù chỉ là trầy xước nhỏ. Chúng phát triển ở điều kiện yếm khí (vết thương bị dập nát dính bẩn, không có không khí, vết thương bị băng bó chặt...). Sau đó, sẽ xâm nhập vào cơ thể, đi vào hệ thần kinh và gây ra co cứng cơ hoặc co giật cơ khi có kích thích, rất nguy hiểm.

Do đó, ngay khi bị các vật nhọn đâm vào người, cần phải tiến hành sơ cứu vết thương đúng cách, tránh để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Một số việc cần làm trong trường hợp giẫm hoặc bị vật nhọn đâm:

- Không nên cố rút vật nhọn ra nếu nó đã cắm sâu vào cơ thể, điều này có thể khiến vết thương trầm trọng hơn và dẫn tới chảy máu.

- Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn (vật nhọn dài, cắm sâu)

- Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó khỏi di động.

- Hạn chế tối đa việc vận động mạnh.

- Đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.

- Trường hợp vật nhọn nông, có thể rút ra trực tiếp bằng tay, phải rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương. Nếu vết thương chảy ít máu, để vùng đang chảy máu dưới vòi nước mát trong vài phút. Bằng cách này, những yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn sẽ bị loại bỏ và rửa trôi, giảm khả năng đi vào máu.

- Không cọ vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn. Không dùng miệng để hút chất bẩn trong vết thương. Lau khô và che phủ vết thương.

- Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương. Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X