Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc tiểu đường kết nối là gì?

Việc hướng dẫn sơ sài, thậm chí không hướng dẫn cách thức sinh hoạt và ăn uống phù hợp gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ngày càng tăng nhanh và trở thành đại dịch. Số bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường tại Việt Nam ước tính khoảng hơn 19% dân số với gần 70% chưa được phát hiện.

Với tốc độ phát triển của bệnh tiểu đường như hiện nay, khoảng 200% mỗi năm, dự kiến vào năm 2035, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao nhất thế giới.

Nguy cơ các biến chứng tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, bệnh mắt và bàn chân tiểu đường xảy ra rất phổ biến. Vì bệnh tiểu đường liên quan mật thiết đến lối sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân, kết quả điều trị sẽ không hiệu quả nếu chỉ dựa vào việc dùng thuốc và theo dõi mỗi 1-3 tháng như hiện nay.

Thêm vào đó, việc hướng dẫn sơ sài, thậm chí không hướng dẫn cách thức sinh hoạt và ăn uống phù hợp gây ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Trong khi đó, số lượng bác sĩ nội tiết còn rất thấp. Đa số bệnh nhân hiện nay được các bác sĩ nội tổng quát theo dõi và điều trị.
Một bệnh nhân bị tiểu đường có thể có hàng trăm quyết định mỗi ngày, nhất là những bệnh nhân dùng thuốc insulin.

Nhiều bệnh nhân không nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn cần thiết thường xuyên, nhất là giữa những lần đi khám bệnh.

Điều trị cần phải kết hợp chặt chẽ với việc thay đổi hành vi, hổ trợ tâm lý, đối phó với những thách thức từ môi trường sống và tối ưu hoá các ứng dụng công nghệ lẫn chế độ thuốc men.

Không có mô tả ảnh.

Một buổi khám bệnh một vài phút, và 4,5 lần khám mỗi năm chắc chắn không đủ hiệu quả cho đa số bệnh nhân tiểu đường.

Các thiết bị kết nối liên tục, thử đường không cần lấy máu, tiêm thuốc insulin tự động, hướng dẫn chế độ ăn uống qua mạng và các phần mềm trên điện thoại thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định can thiệp mang đến cơ hội giúp người bệnh cải thiện kết quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới một mô hình chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mới, CHĂM SÓC KẾT NỐI.

Trong những năm gần đây, các thiết bị và chương trình chăm sóc tiểu đường kết nối phát triển bùng nổ. Mục tiêu giúp tăng cường và cá nhân hóa việc chăm sóc bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường một cách liên tục, nhất là giữa những lần đi khám bệnh. Bên cạnh việc hướng dẫn và theo dõi việc dùng thuốc, các thiết bị và chương trình này còn giúp hướng dẫn chế độ ăn uống, hoạt động và điều chỉnh hành vi.

Các nền tảng hổ trợ phát triển dịch vụ chăm sóc kết nối.

Những hệ thống theo dõi đường liên tục và các thiết bị theo dõi các hoạt động, giấc ngủ, cân nặng, và các số đo sinh học khác trở nên phổ biến, dễ sử dụng, chính xác và vừa túi tiền.

Nhiều bệnh nhân bắt đầu ứng dụng các phần mềm quản lý sức khoẻ, đặc biệt những bệnh lý mạn tính.

Chi phí điều trị bệnh gia tăng, cần mô hình điều trị mới thay thế để tăng hiệu quả điều trị và chia sẻ rủi ro.

Thay đổi quan điểm đo lường, theo dõi và cải thiện các kết quả điều trị bổ sung thay vì dựa trên tiêu chuẩn vàng HbA1c.

Giải quyết tình trạng thiếu hụt đội ngũ nhân viên y tế.

Những kết quả cải thiện hành vi khả quan được ghi nhận trên những người ứng dụng các phần mềm hỗ trợ.

Những đầu tư mạnh mẽ của ngành công nghiệp công nghệ vào chăm sóc sức khoẻ số

Khuynh hướng chủ đạo ngày nay trong chăm sóc sức khoẻ là mô hình chăm sóc từ xa một chặng “one-stop-shop” đối với những bệnh nhân bị các bệnh lý mạn tính. Chăm sóc bệnh tiểu đường có thể được thực hiện từ xa giúp giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận, nhất là những bệnh nhân sống ở ngoại ô, vùng nông thôn, hoặc các vùng xa hẻo lánh. Nhờ các công nghệ kết nối, bác sĩ điều trị có thể hổ trợ chăm sóc cho nhiều bệnh nhân hơn, theo dõi bệnh nhân liên tục và kiểm soát chặt chẽ hơn.

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường cũng như các bệnh lý mạn tính khác chuyển dần sang mô hình trả phí dựa trên giá trị chăm sóc. Các nhà sản xuất dược phẩm cũng tìm cách tích hợp các công nghệ tăng cường hiệu quả điều trị vào sản phẩm của họ, chẳng hạn 3 nhà sản xuất insulin hàng đầu thế giới hiện nay là Eli Lilly, Novo Nordisk, và Sanofi đang phát triển và thương mại hóa các thiết bị chăm sóc bệnh tiểu đường kết nối như bút tiêm insulin và bơm tiêm, phần mềm hỗ trợ bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả hơn. Hay nói cách khác,các công ty này chuyển từ cung cấp thuốc sang cung cấp “sự chăm sóc “.

Medtronic, một trong những nhà sản xuất các hệ thống theo dõi đường liên tục hàng đầu thế giới cũng cung cấp phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Medtronic’s Sugar.IQ) giúp bệnh nhân kiểm soát đường máu tốt hơn.

Mô hình chăm sóc kết nối công được ứng dụng trong nhiều tình trạng bệnh lý khác bao gồm kiểm soát đau, mất ngủ, béo phì, tăng huyết áp, các rối loạn tâm lý,…

Chuyên gia tiểu đường hàng đầu thế giới, bác sĩ Elliot Joslin là người tiên phong của khái niệm đội ngũ chăm sóc tiểu đường và điều dưỡng đóng vai trò như một giáo viên hướng dẫn về bệnh tiểu đường. Chăm sóc tiểu đường kết nối là một mô hình phát triển hợp lý nối tiếp cho mô hình đội ngũ chăm sóc truyền thống và có thể ứng dụng cho nhiều điều kiện chăm sóc sức khoẻ khác nhau.

Mô hình này có thể trợ giúp hết sức hiệu quả cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và nhiều bệnh lý mạn tính khác. Triết lý của mô hình này nằm ở chổ giúp lắp đầy khoảng trống giữa những lần đi khám bệnh bằng những hướng dẫn kịp thời và chính xác và được xem là cơ hội d ngăn chặn đại dịch tiểu đường.

Rõ ràng phương thức điều trị bệnh tiểu đường hiện tại không thể giúp chăm sóc hoặc phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Chăm sóc kết nối không phải là phép lạ chữa bách bệnh nhưng việc ứng dụng công nghệ vào chăm sóc bệnh là một điều không thể thiếu trong mô hình chăm sóc sức khỏe tương lai.

Tiểu sử bác sĩ:

Bác sĩ Lê Minh Quang, tốt nghiệp hạng ưu Thạc sĩ chuyên khoa tiểu đường tại Đại Học danh tiếng Cardiff, Wales, Vương Quốc Anh dưới sự hướng dẫn của giáo sư Colin Dayan, giám đốc Viện Y khoa phân tử và thực nghiệm và giáo sư Mohamed Hassanein, phó giám đốc Viện kiêm chủ tịch Hiệp Hội tiểu đường và Ramadan Thế giới. Ông có nhiều năm thực hành tại các bệnh viện quốc tế tại Thanh phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, ông là thành viên của Hiệp hội tiểu đường châu Âu, Hiệp Hội tim Hoa Kỳ và Hiệp hội bác sỹ gia đình Hoa Kỳ. Ngoài việc hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, ông đặc biệt quan tâm đến các rối loạn tình dục ở bệnh nhân tiểu đường, áp dụng hệ thống theo dõi đường huyết liên tục hiện đại trên thế giới kết hợp với các ứng dụng theo dõi từ xa tình trạng bệnh trên các thiết bị di động, cài đặt máy bơm tiêm insulin.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X