Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc dinh dưỡng theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá

Người bệnh ung thư tiêu hóa cần được chăm sóc dinh dưỡng toàn diện để tránh suy kiệt; tăng thể trạng chống chọi bệnh tật và thời gian điều trị.

Thấu hiểu để yêu thương, đồng hành
Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Châu, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quận 2, TPHCM cho biết, bệnh nhân ung thư (BNUT) đường tiêu hóa gặp nhiều khó khăn trong ăn uống. Chẳng hạn khối u thực quản ngăn đường đi xuống của thức ăn, khối u trong dạ dày khiến bệnh nhân không thể ăn nhiều.
Người bệnh cũng thường thay đổi khẩu vị, ăn uống không ngon miệng, nhạy cảm với mùi, dễ nôn ói. Một số người trải qua hoá trị, xạ trị, đối diện nhiều tác dụng phụ gây khô miệng, loét miệng, khó nuốt… Những điều này khiến bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi, giảm khả năng chống lại bệnh, ảnh hưởng lộ trình điều trị. “Do vậy, bệnh nhân rất cần sự quan tâm, săn sóc tận tình, đúng cách và kiên trì từ người nhà và các bác sĩ trong quá trình điều trị. Đây là động lực rất lớn để bệnh nhân vượt qua mặc cảm, stress, chống chọi với bệnh tật” - Chuyên gia dinh dưỡng Châu chia sẻ thêm.
cham soc dinh duong theo tieu chuan hoa ky cho benh nhan ung thu duong tieu hoa - anh 1
Người thân đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng đỡ tâm lý, hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị
Cũng theo Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quận 2, TPHCM, quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân cần nhu cầu năng lượng cao, đặc biệt phải tăng cường lượng đạm, chứ không phải kiêng khem như nhiều người truyền tai nhau. Bệnh nhân không thể ăn nhiều nên thách thức đặt ra là cũng trong một chén súp, chén cháo, làm sao để đảm bảo đủ đậm độ năng lượng, vừa thay thế bữa ăn bình thường, vừa đáp ứng đủ nhu cầu bệnh lý. Bệnh nhân cũng cần bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, và các vi chất dinh dưỡng cần thiết.
“Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị ung thư, thậm chí bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi qua đời vì khối u ác tính.”
“Thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị ung thư, thậm chí bệnh nhân sẽ chết vì suy kiệt trước khi qua đời vì khối u ác tính.”
*Nguồn: Trung tâm điều trị Ung thư Hoa Kỳ - Cancer Treatment Centers of America

Chăm sóc dinh dưỡng toàn diện cho BNUT đường tiêu hóa
Tuỳ mỗi loại ung thư đường tiêu hoá, cần có sự điều chỉnh hợp lý. Tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quận 2, TPHCM, tất cả bệnh nhân đều được sàng lọc dinh dưỡng theo những tiêu chí được đồng thuận bởi các Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng uy tín (ESPEN, ASPEN). Quá trình sàng lọc dinh dưỡng giúp phát hiện sớm bệnh nhân có nguy cơ về dinh dưỡng, ngay cả đối với các bệnh nhân có cân nặng bình thường nhưng lại bị sút cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Từ kết quả này, bác sĩ điều trị sẽ xem xét kết hợp với chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Với ung thư khu vực thực quản, bệnh nhân không ăn được thực phẩm ở dạng thông thường, vì vậy các thực phẩm cần được xay nhuyễn mềm và mịn, đồng thời khéo léo kết hợp nhiều loại thực phẩm và các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt nhằm đảm bảo đủ đậm độ năng lượng và vi chất cần thiết, đồng thời phải ngon miệng và hấp dẫn. Bệnh nhân ung thư dạ dày thường mau no, cần chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Ung thư đại tràng thường có vết loét tổn thương bên trong đại tràng, cần hạn chế thực phẩm có chất xơ dạng sợi, thay vào đó bổ sung thực phẩm có chất xơ hòa tan có nhiều trong nước ép rau củ quả. Đối với bệnh nhân ung thư tuỵ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn do tụy không tiết ra đủ enzyme để chuyển hóa các nhóm đạm/béo/tinh bột, vì vậy người bệnh cần dùng các sản phẩm có chứa nhóm đạm/béo/tinh bột thủy phân để dễ hấp thu hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng Châu nhấn mạnh, các bệnh nhân cần phẫu thuật để điều trị ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng toàn diện theo chương trình ERAS (Enhanced Recovery After Surgery) - tiêu chuẩn hóa việc chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật mà không thay đổi quy trình phẫu thuật. Tức là, bệnh nhân sẽ được chăm sóc dinh dưỡng trước khi phẫu thuật, nhằm đảm bảo thể trạng tốt nhất trước khi tiến hành phẫu thuật.

 

Chế độ dinh dưỡng cũng được lên chi tiết theo tiến trình thời gian của ca mổ và hậu phẫu nhằm đảm bảo khả năng hồi phục tốt nhất, giảm biến chứng, thời gian lưu trú và cuối cùng là chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Cụ thể là, với một bệnh nhân được chẩn đoán cần phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày nhưng trên thực tế là không thể cắt bỏ liền, mà trước tiên là cần sàng lọc, đánh giá thể trạng: tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu hay không, kiểm soát tiểu đường... Nếu bệnh nhân có vấn đề dinh dưỡng thì cần được chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn cho đến khi thể trạng của bệnh nhân thật sự tốt để vượt qua ca phẫu thuật. Phương pháp này sẽ tăng tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật và giảm các biến chứng hậu phẫu.
Chuyên gia dinh dưỡng - Thạc sĩ Ngọc Châu chia sẻ thêm, tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quận 2, TPHCM, sau khi bệnh nhân đã xuất viện vẫn được theo dõi diễn biến bệnh và chăm sóc, tư vấn dinh dưỡng phù hợp cho đến khi hoàn toàn bình phục.
cham soc dinh duong theo tieu chuan hoa ky cho benh nhan ung thu duong tieu hoa - anh 3
Bệnh nhân được sàng lọc, đánh giá thể trạng, dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị
Để thực hiện được chương trình ERAS tiên tiến này, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH, quận 2, TPHCM trang bị thiết bị chuyên khoa, máy đo thành phần cơ thể, đánh giá tỉ lệ cơ/mỡ theo phương pháp DXA (phương pháp có độ chính xác cao), và các chỉ số lâm sàng khác. Dựa vào đó, chuyên gia dinh dưỡng có thể thiết kế, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.
L.P

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X