Hotline 24/7
08983-08983

Cha bị tai biến, tỷ lệ di truyền cho con gái rất cao?

Có phải cha bị tai biến thì tỷ lệ con gái bị di truyền là cao hơn? Nếu bị tai biến thì nam thường bị liệt nửa người bên trái, còn nữ thường bị bên phải.

Mỗi sáng uống 1 ly nước lọc 500ml, uống nước hãm gừng và uống chè xanh thường xuyên thì có giúp ngăn ngừa đột quỵ không? Cảm ơn BS.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn Hồng,

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là trường hợp bệnh lý cấp cứu, xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị ngưng đột ngột. TBMMN có 2 dạng phổ biến là nhồi máu não và xuất huyết não. Xuất huyết não là tình trạng mạch máu não bị vỡ gây chảy máu trong não, làm tăng áp lực và phù não.

Nhồi máu não (chiếm 85 - 90% các trường hợp tai biến) xảy ra khi mạch máu não bị tắt nghẽn, làm ngăn cản dòng máu và oxy đến cung cấp cho não. Huyết khối/ xơ vữa làm tắt nghẽn mạch máu có thể trực tiếp hình thành từ mạch máu nuôi não hay từ những nơi khác (thường là ở tim) và di chuyển đến não. Cả 2 trường hợp đều làm cho tế bào và nhu mô não tổn thương hoặc chết đi, gây ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của các cơ quan, bộ phận mà vùng não đó phụ trách điều khiển.

Không có yếu tố di truyền trong bệnh đột quỵ. Việc liệt bên phải hay bên trái cũng không khác biệt giữa nam và nữ.

Tuy nhiên, một số bệnh lí là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đột quỵ có thể di truyền: bệnh máu khó đông, tan máu bẩm sinh (thalassemia) có thể gây tăng nguy cơ đột quỵ trong gia đình.

Mỗi sáng uống 1 ly nước lọc 500ml, uống nước hãm gừng và uống chè xanh thường xuyên không trực tiếp ngăn ngừa đột quỵ, tuy nhiên việc uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe.

Thân mến.

Khi có người đột quỵ, chúng ta nên đưa người bệnh đến nơi thông thoáng, kiểm tra đường thở và sơ cứu theo nguyên tắc A-B-C. Cụ thể:

- A (đường thở): kiểm tra đường thở bệnh nhân có thông thoáng không. Nếu bị tắc nghẽn do thức ăn hoặc dị vật nào đấy cần được khai thông đường thở ngay lập tức. Nới lỏng quần áo bệnh nhân.

- B (Máu): xem bệnh nhân có bị chảy máu ở đâu không. Nếu có, cần băng ép vết thương để cầm máu. Tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong trước khi xe cứu thương đến.

- C (Tuần hoàn máu): rờ các mạch máu lớn của bệnh nhân ở các vị trí như cổ, đùi… xem còn đập hay không. Nếu còn, di chuyển bệnh nhân đến nơi bằng phẳng nghỉ ngơi, chờ cấp cứu đến. Nếu ngưng thở, cần làm hồi sức tim phổi”.


TS.BS Trần Chí Cường
Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh và mạch máu não TPHCM

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X