Hotline 24/7
08983-08983

Cây chó đẻ: Đặc điểm, tác dụng và các bài thuốc dân gian

Cây chó đẻ được chứng minh chữa được rất nhiều bệnh và đã được sử dụng từ xa xưa trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ các thông tin về loại cây này để sử dụng có hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn.

I. Đặc tính cây

1. Cây chó đẻ là cây gì?


Cây chó đẻ có tên tiếng Anh là Phyllanthus urinaria L., thuộc họ dầu Euphorbiaceae. Trong dân gian loài cây này còn được biết đến với các tên gọi khác như cây diệp hạ châu.

Hình ảnh cây chó đẻ

Cây chó đẻ mọc dại ở nhiều nơi nên có thể dễ dàng bắt gặp như ở ven bờ ruộng, nương rẫy. Đây là loại cây ưa ẩm nên chúng đặc biệt phổ biến ở các vùng nhiệt đới như nước ta.

2. Cây chó đẻ có mấy loại?

Cây chó đẻ hiện được chia làm 3 loại khác nhau căn cứ vào dược tính của chúng.

Chú ý phân loại chính xác khi sử dụng

Cây chó đẻ thân xanh: đây là loại cây có dược tính mạnh nhất nên được sử dụng chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Đặc trưng để nhận biết khi chúng có cành ngắn, ít phân nhánh với lá màu xanh nhạt, ngắn và mỏng hơn các loại khác. Khi nhai sẽ có vị đắng nên được gọi là diệp hạ châu đắng.

Cây chó đẻ thân đỏ: với thân cây có màu đỏ đậm, lá dày và dài nhất so với các loại khác. Đặc trưng của chúng đó là có vị ngọt nên được gọi là diệp hạ châu ngọc và không có dược tính mạnh nên chúng được trồng đại trà.

Cây chó đẻ xanh đậm: đây là loại có dược tính thấp nhất. Thân cây màu xanh đậm, lá thưa, to và rời rạc, chóp nhọn hơn so với 2 loại trên.

3. Đặc điểm của cây

Được mọc tự nhiên nhưng loại cây này cũng có thể dễ dàng nhận biết so với các loại cây khác do đặc trưng của chúng. Về chiều cao từ 30 - 60cm, mọc thẳng đứng, lá so le, lá nhỏ từ 5 - 15mm, rộng từ 2 - 5mm. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá. Với 3 loại khác nhau chúng sẽ có các đặc trưng riêng nhưng nhìn chung khi nhìn vào lá có thể nhận biết được loại cây này khá dễ dàng.

Dễ dàng nhận biết chúng trong tự nhiên

Về đặc tính, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát có tác dụng thanh can, lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc nên được sử dụng là một vị thuốc đông y có rất nhiều tác dụng trong quá trình chữa bệnh.

4. Thành phần hóa học

Qua các tài liệu nghiên cứu khoa học chứng minh cây chó đẻ có rất nhiều các chất có tác dụng chữa các bệnh về gan như viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ. Một số chất có thể kể đến như: flavonoit, alkaloid phyllanthin, các hợp chất hypophyllanthin, nirathin, phulteralin, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam…

Ngoài ra trong thành phần còn rất nhiều hoạt chất khác có tác dụng tốt cho việc chữa bệnh về sỏi.

II. Tác dụng của cây chó đẻ

Cây chó đẻ được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh hiện nay với các đặc tính của chúng.

1. Chữa viên gam B

Một tác dụng được chú ý nhiều nhất là khả năng chữa viêm gan B khá hiệu quả. Với những hoạt chất của chúng giúp giảm rõ rệt tỷ lên vi rút viêm gan siêu vi B, ngăn chặn quá trình tấn công của chúng để giảm nguy cơ suy gan cũng như ung thư gan.

Có nhiều bài thuốc chữa các bệnh về gan hiệu quả

Ngăn ngừa các bệnh về sạn thận, sạn mật: với tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật và giãn cơ ở các vùng sinh dục tiết niệu và làm vỡ các tinh thể calcium axalate giúp ngăn ngừa được các nguy cơ về sạn thận và sạn mật. Cùng với đó chúng cũng có khả năng giảm đau kéo dài với các tình trạng bị đau do sỏi.

2. Chữa nhọt độc sưng đau

Do đặc tính ngọt mát nên có thể giúp giải nhiệt cũng như loại bỏ các chất nóng trong cơ thể giúp hạn chế tình trạng nhọt độc.

3. Chữa sốt rét

Có thể sử dụng chúng để làm hạ các cơn sốt rét từ để hạn chế các biến chứng của bệnh.

4. Cây chó đẻ có tác dụng giảm cân

đối với những người béo phì thì việc sử dụng cây chó đẻ uống hàng ngày sẽ có được hiệu quả giảm cân rõ rệt.

III. Bài thuốc từ cây

1. Bài thuốc chữa viêm gan

Sử dụng cây chó đẻ đắng 16g, nhân trần nam 16g, vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, hậu phác 8g, thổ phục linh 12g. Bài thuốc này có tác dụng giải độc, chống siêu vi để làm giảm tính mát giúp hạn chế tình trạng nặng hơn của bệnh.

Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm rau má 12g, hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia vỏ đại 8g.

Bài thuốc chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt: cây chó đẻ đắng 12g, cam thảo đất 12g sắc nước uống hàng ngày thay trà.

2. Bài thuốc chữa sạn mật, sạn thận

Lấy cây chó đẻ đắng 24g sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm gừng sống hoặc hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

3. Bài thuốc chữa sốt rét

Sử dụng cây chó đẻ đắng 16g, thảo quả 12g, thường sơn 16g, hạ khô thảo 12g, binh lang 8g, dinh lăng 12g sắc uống thay nước hàng ngày.

IV. Những lưu ý và tác hại khi sử dụng không đúng cách

Tác hại:

Bất kỳ loại thuốc nào dù có khả năng chữa bệnh nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những lưu ý để sử dụng đúng cách cũng như hạn chế tối đa các tác hại khi sử dụng. Một số tác hại khi sử dụng cây chó đẻ không đúng cách cần đề phòng:

Nguy hiểm cho người huyết áp thấp: do đặc trưng tính hàn của mình nên đây là loại cây đặc biệt nguy hiểm cho người huyết áp thấp. Chúng có thể phá huyết làm giảm hồng cầu cũng như huyết áp khi dùng quá liều sẽ gây nôn nói, mất nước và gây giảm huyết áp nhanh.

Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch: điều này đặc biệt đối với các trường hợp sử dụng trong thời gian dài cũng như sử dụng quá liều lượng cho phép.

Gây xơ gan, teo gan: với khả năng chữa các bệnh về gan tốt nhưng nhiều người lại quá lạm dụng nên dễ gây ra các nguy hại cho gan. Có 2 trường hợp đó là người không bị bệnh gan sử dụng quá nhiều trong thời gian dài dẫn đến suy giảm các chức năng về gan. Người sử dụng để điều trị bệnh gan nhưng không đúng liệu trình mà quá lạm dụng sẽ khiến cho tình trạng càng xấu đi.

Cây chó đẻ gây vô sinh: Với tính hàn trong cây chó đẻ nên nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như gây vô sinh.

Những lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ:

Sử dụng đúng loại cây chó đẻ: Với 3 loại có các dược tính khác nhau sẽ phù hợp để chữa các bệnh khác nhau. Do đó, cần phải tìm hiểu kỹ về từng loại cũng như căn cứ vào mục đích chữa bệnh của mình để chọn loại có dược tính phù hợp bởi hiện nay không phải loại cây nào cũng tốt.

Không sử dụng trong thời gian quá dài: Nhiều người cho rằng đây là loại cây thảo dược nên vô hại và sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khi chúng dễ dàng gây ra những tác hại khôn lường.

Không lạm dụng cây chó đẻ để giải nhiệt: với tính hàn mát của mình nhiều người sử dụng để đun thay nước uống hàng. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi tiềm ẩn các nguy cơ có hại cho cơ thể. Nếu sử dụng làm nước uống giải nhiệt các bạn nên dùng trong thời gian ngắn sau đó nghỉ và dùng lại.

Trên đây là những kiến thức về cây chó đẻ các bạn cần phải đặc biệt chú ý để có thể sử dụng đúng cách cũng như mang lại tác dụng tốt nhất.
Theo Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X