Hotline 24/7
08983-08983

Câu chuyện cảm động về những người cắt gan cho người thân, giành giật sự sống

Sẵn sàng cho đi một phần cơ thể mà không hề e dè, sợ hãi đó là hành động của những người con, người vợ đã hiến gan cho bố, mẹ, chồng của mình.

Cho đi một phần bộ phận gan của mình không phải một việc dễ dàng, thế nhưng 5 câu chuyện "cổ tích" đặc biệt đã diễn ra ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Người vợ, người con đã sẵn sàng cho đi nửa lá gan của mình cho người chồng, người cha, người mẹ giúp họ thoát khỏi cơn nguy kịch.

Con rể cho bố vợ một phần lá gan không hề suy nghĩ

Câu nói "dâu con, rể khách" dường như không chính xác với trường hợp của ông Nguyễn Ngọc H giáo viên về hưu (sinh 1959, tại Nha Trang), người đã được con rể của mình hiến tặng phần gan khoẻ mạnh để thoát khỏi cánh cửa tử thần.

Trước đó, ông H, không may bị mắc nhiều bệnh lý về gan phối hợp cùng một lúc như: viêm gan C, xơ gan và ung thư gan nằm ở vị trí rất khó điều trị.

Do gan của ông H đã xơ quá nhiều cho nên việc điều trị gan bằng các phương pháp khác sẽ không hiệu quả và làm suy yếu đi nhanh hơn. Nếu không được ghép gan ông H chỉ có thể sống thêm được 1 năm. Ghép gan là tia hy vọng cuối cùng có thể giúp ông sống một cuộc đời mới.

Cả 3 người con ruột của ông H đều có nhóm màu phù hợp với bố và cùng xin ghép gan cho bố. Sau khi, các xét nghiệm đánh giá được thực hiện thì cả 3 lá gan của con chú H đều nhỏ không đủ an toàn cho người hiến và phục hồi sau ghép.

Anh Trần Thanh T (1988, con rể chú H) có nhóm máu phù hợp với bố vợ, kích thước phù hợp, đảm bảo cuộc sống hoàn toàn bình thường sau khi hiến và có thể giúp bố vợ phục hồi.

Nhờ tấm lòng hiếu thảo của người con rể mà ông H đã có thể sống thêm một cuộc đời nữa. Hiện tại, ông H và anh T đã khoẻ mạnh quay lại cuộc sống sinh hoạt, lao động như bình thường.

Câu chuyện anh T hiến một phần lá gan cứu bố vợ đã khiến cho cả Ekip thực hiện rất cảm động về lòng hiếu thảo.

Con gái quyết tâm hiến gan cho bố, mẹ

Ông Đ đã dần hồi phục, ảnh BVCC.

Ông Lê Văn Đ (sinh năm 1962, tại Bình Dương) bị xơ gan trên nền viêm gan C và diễn tiến đến ung thư gan đã được điều trị cách đây 2 năm mới đây cũng may mắn nhận được lá gan hiến của cô con gái thứ 3.

Được biết ông Đ là trường hợp ghép gan thứ 4 tại Đại học Y Dược TP.HCM thành công. Trước đó, ông Đ có tiền sử ói ra máu do bệnh xơ gan giai đoạn muộn gây giãn các tĩnh mạch thực quản, nguy cơ đối mặt với tử vong bất cứ lúc nào.

Cách duy nhất để cứu ông Đ là ghép gan, may mắn chị Lê Thị M (sinh năm 1985) con gái ruột của ông Đ, có cùng nhóm gan phù hợp để hiến cho bố.

"Của cải nhiều cũng không bằng lá gan con hiến cho mình", ông Đ chia sẻ.

Cũng tương tự trường hợp của ông Đ, mẹ chị H không may bị mắc ung thư gan đã điều trị tại nước ngoài để khống chế khối u tạm thời. Tuy nhiên, thời gian sống của mẹ chị H sẽ rất ngắn ngủi nếu như không được tiến hàng ghép gan sớm.

Sau khi, tìm hiểu rất nhiều thông tin chị H đã tới viện xin bác sĩ làm xét nghiệm để hiến gan cho mẹ. Với mong muốn mẹ sẽ sớm khoẻ mạnh trở lại. Rất may mắn nhóm máu và gan của chị H phù hợp với mẹ mình. Cả hai ca mổ đã diễn ra rất thành công.

Chị H đã chia sẻ: "Sau mổ sức khoẻ của tôi đã bình thường, vết thương hơi khó chịu. Mẹ đã tỉnh táo, khi gặp lại mẹ thấy mẹ tỉnh táo tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc".

Mẹ chị H đã tỉnh táo, ảnh BVCC.

Vợ cho chồng một phần gan

Anh Trần Văn V (sinh năm 1968) bị mắc viêm gan B, xơ gan và ung thư gan chưa di căn, đã điều trị nhiều năm bằng phương pháp bơm hóa chất làm tắc nghẽn mạch máu nuôi khối u nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Anh V và vợ con, ảnh BVCC.

Tình trạng xơ gan của anh V ngày một nghiêm trọng. Nếu không được thay lá gan mới, thời gian còn lại của anh V chỉ từ 6 tháng đến 1 năm. Ghép gan là cơ hội duy nhất để anh V có thể thoát khỏi án tử thần.

Với mong muốn giúp chồng khỏi bệnh chị Trương Kim H (sinh năm 1985) – vợ anh V đã xin bác sĩ được hiến gan cho chồng.  Và thật may mắn chị H đã có cùng nhóm máu với chồng, sức khỏe phù hợp để hiến gan cho chồng.

Trước khi bước vào phòng mổ chị H chia sẻ, không cảm thấy sợ hãi hay lo lắng khi đưa ra quyết định cứu chồng. Điều chị quan tâm duy nhất là sức khỏe của anh được phục hồi, là cuộc sống lâu dài của hai đứa con thơ bé rất cần bố bên cạnh bảo ban dạy dỗ.

Một phần lá gan của chị Hường (30 - 40% thể tích gan ban đầu) được cắt ra, tạo hình và ghép thành công vào cơ thể anh Vách. Tình trạng của hai vợ chồng sau phẫu thuật khá ổn định.

Sau ghép hiện nay sức khoẻ của chị H và chồng đã ổn định và quay trở lại cuộc sống bình thường.

TS BS. Trần Công Duy Long – Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV Đại học Y Dược cho hay, gan có khả năng tái sinh bù trừ nên phần gan còn lại trong cơ thể người hiến sẽ phát triển lớn hơn để đáp ứng nhu cầu cơ thể và đảm bảo sức khỏe người hiến không bị ảnh hưởng sau khi hiến gan.

Còn đối với các bệnh nhân sau ghép đều phục hồi tốt, bệnh nhân sẽ phải tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ.

"Chúng tôi thật hạnh phúc khi nhìn thấy người bệnh có cuộc sống mới, khỏe mạnh nhờ vào nửa lá gan được chia sẻ từ người thân của mình. Ghép gan không chỉ là biện pháp điều trị đỉnh cao trong y khoa mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về nhân văn trong cuộc sống", TS Long nói.

Theo CafeF

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X